Đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến

Thứ ba - 22/06/2021 14:58 1.420 0
Trong Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra mục tiêu trọng tâm đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng các mục tiêu cần đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó, chuyển từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số quốc gia. Chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, thực hiện sứ mệnh đưa mọi hoạt động kinh tế - xã hội lên môi trường số, toàn dân và toàn diện. Quy mô thị trường ứng dụng CNTT đạt 25 - 30 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng 20% - 30%/năm. Vào năm 2025, Việt Nam đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc.
Mục tiêu đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trọng tâm là phát triển các nền tảng số thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội. Các nền tảng chuyển đổi số quốc gia là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, hiệu quả hơn. 
Ngành Thông tin và Truyền thông định hướng mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua mở rộng phạm vi hoạt động của các nền tảng số “Make in Viet Nam” có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra giải pháp cần triển khai thực hiện như: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ số. Xây dựng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Phát triển hạ tầng số cho Chính phủ số, ổn định, an toàn, thông suốt, đến cấp xã trên cơ sở tái cấu trúc Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp I, mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II, mạng diện rộng tại các bộ, ngành, địa phương và mạng Internet băng rộng. Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số.
Xây dựng và triển khai chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây để hình thành đám mây Chính phủ thống nhất trên cơ sở, quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc. Phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia thiết yếu tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ số, chuyển đổi số. Xây dựng các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia phục vụ Chính phủ số như: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia (NIXA); nền tảng hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số (G-SOC); Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số; Nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động cho phép người dân và doanh nghiệp có thể định danh trên không gian số và sử dụng mọi dịch vụ, tiện ích trong Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số mọi lúc, mọi nơi; Hệ thống kiểm định chức năng, hiệu năng các giải pháp phục vụ Chính phủ số. Phát triển trợ lý ảo và các nền tảng số hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình. 
Sử dụng công nghệ mở, nền tảng mở tạo thành hệ sinh thái phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số như nền tảng họp trực tuyến, nền tảng hỗ trợ làm việc từ xa trên môi trường số, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số thương mại điện tử, nông nghiệp chính xác, du lịch thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh, xây dựng, tài nguyên và môi trường điện tử, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính điện tử, đô thị thông minh, ngân hàng số nhằm hỗ trợ mỗi người, mỗi hộ dân, mỗi doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tiếp cận thị trường toàn quốc và toàn cầu và thúc đẩy tất cả mọi người kinh doanh làm giàu, xóa bỏ khoảng cách và phát triển bền vững khu vực nông thôn bằng chuyển đổi số và các giải pháp số. 
Xây dựng và hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và triển khai phủ sóng 5G tại các đô thị này. 
DT

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay6,598
  • Tháng hiện tại435,592
  • Tổng lượt truy cập14,666,481
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây