Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh

https://sotttt.tayninh.gov.vn


Từ 21/6-26/6/2022: Tây Ninh triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, nhắc lại

Ngày 20/6/2022, Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 2365 triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, nhắc lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022.

Theo Kế hoạch, tỉnh Tây Ninh phấn đấu hoàn thành tiêm chủng liều bổ sung, nhắc lại cho nhóm đối tượng trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên đảm bảo tăng cường miễn dịch cộng đồng cho tất cả nhóm đối tượng.

Về nguyên tắc triển khai kế hoạch phải bảo đảm tuân thủ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007; huy động tối đa các đơn vị y tế trên địa bàn toàn tỉnh để tổ chức bảo đảm an toàn trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Về đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 là toàn bộ đối tượng người từ 12 tuồi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung đối với người từ 18 tuổi trở lên.

Về lựa chọn vắc xin sử dụng: Sử dụng loại vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt và phân bổ sử dụng cho lứa tuổi này theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế.

Thời gian triển khai: Từ ngày 21/6/2022 đến ngày 26/6/2022 (kể cả thứ 7 và chủ nhật).

Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học, doanh nghiệp, khu công nghiệp.

- Tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn như: Trung tâm Y tế, bệnh viện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, cơ sở tiêm chủng dịch vụ, các điểm trường...

- Số lượng bàn tiêm: mỗi điểm tiêm chủng bố trí từ 5 - 8 bàn tiêm.

Theo Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng, có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương; đối tượng cảm nhiễm có thể còn khá lớn; tác động hậu COVID-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ... Dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến khó lường.

Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ tiêm mũi nhắc 1 (mũi 3) ở người lớn chưa đạt mong muốn, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại 2 (mũi 4) cho một số đối tượng theo hướng dẫn còn rất chậm mới được hơn 1,1 triệu liều do người dân hiểu lầm mũi bổ sung là mũi nhắc lại, cho rằng chỉ cần tiêm 3 mũi là đủ; ngoài ra do tâm lý người dân đã mắc COVID-19 nên nghĩ đã đủ miễn dịch, dịch COVID-19 không còn gây nguy hiểm. Một số người sợ phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm...

Về vấn đề này, ông Maharajan Muthu - Trưởng Chương trình sống còn, phát triển và môi trường, UNICEF tại Việt Nam cho biết, người dân đã bắt đầu chủ quan và coi nhẹ nguy cơ của bệnh dịch nên nhu cầu tiêm vaccine COVID-19 giảm rõ rệt.

Chúng ta cần hiểu rằng mức độ miễn dịch dù có được nhờ đã tiêm vaccine hay do đã mắc COVID-19 đều sẽ suy giảm qua thời gian và cần được khôi phục bằng cách tiêm mũi bổ sung. Đối với trẻ em mặc dù các triệu chứng của COVID-19 nhẹ hơn so với người lớn nhưng các em phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gia tăng khi chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, việc tiêm vaccine không phải là bắt buộc, tuy nhiên ngành y tế khuyến khích việc tiêm vaccine đối với tất cả người dân. Theo lý giải, các trường hợp tử vong do COVID-19 chiếm khoảng 80% không tiêm vaccine hoặc không tiêm đủ mũi, phần lớn các ca tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền.
 

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây