Định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2022 và giai đoạn 2022-2024

Thứ hai - 07/02/2022 15:54 1.227 0
Ngày 18/01/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chỉ thị số 01 định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2022 và giai đoạn 2022-2024.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành Thông tin và Truyền thông (TTTT) nỗ lực phấn đấu với tinh thần “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi vừa phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển nhanh và bền vững, trong đó chú trọng các sáng kiến, thực hành về tăng trưởng xanh và kinh tế xanh, dựa trên nền tảng số, kinh tế số và xã hội số.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với từng lĩnh vực.
- Lĩnh vực bưu chính: Chú trọng phát triển hạ tầng thương mại gắn với đa dạng hóa mô hình phân phối hiện đại, hạ tầng bưu chính, viễn thông, logistics. Đến hết năm 2022, Việt Nam đạt thứ hạng 46 theo xếp hạng Chỉ số phát triển bưu chính (2IPD) của Liên minh Bưu chính thế giới UPU. Bưu chính hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 40 quốc gia dẫn đầu về 2IPD vào năm 2024, nhằm khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Với lĩnh vực viễn thông: Triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam, nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp tăng cường dùng chung chia sẻ hạ tầng viễn thông. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về băng tần đấu giá, triển khai đấu giá, cấp giấy phép băng tần cho 4G, 5G. Đặt mục tiêu phủ sóng di động 5G đến 8% dân số vào năm 2022 và 20% dân số vào năm 2024. Nâng bậc và cải thiện thứ hạng, đối với viễn thông, chỉ số phát triển công nghệ thông tin - truyền thông (IDI) theo đánh giá của ITU vào top 70 IDI trong năm 2022. Tiếp tục chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số trong giai đoạn 2022-2024 với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trên 10%/năm, hướng tới đạt mục tiêu doanh thu 22,9 tỷ USD vào năm 2024.
- Lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Đến hết năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Giai đoạn 2022-2024, xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) với tốc độ tăng trưởng giao dịch thực hiện qua NDXP trung bình 20%/năm.
- Lĩnh vực an toàn thông tin mạng: Xây dựng, vận hành hiệu quả các hệ thống kỹ thuật phục vụ Chính phủ; duy trì các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo đảm an toàn thông tin không gian mạng Việt Nam. Hướng tới làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin Việt Nam đạt 95% trong năm 2022. Giai đoạn 2022-2024, chú trọng đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia tại tất cả các mảng của an toàn thông tin mạng.
- Lĩnh vực kinh tế số: Hoàn thiện thể chế tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế số và xã hội số; triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp. Giai đoạn 2022-2024, tiếp tục đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các nền tảng số quốc gia; đặt mục tiêu tổng doanh thu lĩnh vực kinh tế số nền tảng đạt 40 tỷ USD và tỷ lệ đóng góp của tổng các cấu phần kinh tế số vào GDP 16,5% vào năm 2024.
- Lĩnh vực công nghiệp ICT: Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ Make in Viet Nam. Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Đến hết năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên 1000 dân đạt 0,7; số lượng khu công nghệ thông tin tập trung và thành viên Chuỗi Khu công viên phần mềm Quang Trung được thành lập mới là 2 (tính từ năm 2021). Giai đoạn 2022-2024, tập trung phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp công nghệ số vào GDP ở mức 6-6,5%.
- Lĩnh vực báo chí, truyền thông: Báo chí tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, tạo khát vọng Việt Nam hùng cường, trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045. Tập trung thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các sự kiện lớn của đất nước; chú trọng tuyên truyền về khát vọng phát triển quốc gia, cổ vũ mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt; kịp thời phản bác quan điểm, tư tưởng sai trái; gỡ bỏ, ngăn chặn các thông tin xấu, độc, sai sự thật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm. Xác định một số cơ quan báo chí chủ lực, có vài trò đầu tàu để dẫn dắt sự thay đổi theo định hướng của Bộ, từ đó la tỏa ra các cơ quan khác, hình thành cơ chế các nhóm cơ quan báo chí liên kết nhau cùng phát triển. Giai đoạn 2022-2024, phấn đấu 100% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận ít nhất một loại hình báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc có đài truyền thanh. Đưa tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử (tính theo đầu sách) từ 11-13%...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay7,275
  • Tháng hiện tại290,675
  • Tổng lượt truy cập14,988,791
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây