Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên: Trách nhiệm của cả cộng đồng

Thứ hai - 02/05/2022 09:28 3.932 0
Bảo vệ môi trường (BVMT) di sản thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung đồng thời cũng là gìn giữ và bảo tồn giá trị của chính di sản thiên nhiên.
Luật BVMT năm 2020 đã nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của toàn thể người dân trong công tác bảo vệ di sản thiên nhiên. Tại Khoản 3, Điều 21 quy định: Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. 
Nhằm khuyến khích cổ vũ người dân tham gia, Khoản 3, Điều 21 cũng quy định tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, BVMT di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật. 
Theo Điều 138, Luật BVMT năm 2020, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên là việc tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được chi trả bao gồm: Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản; Dịch vụ hệ sinh thái biển phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản; Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí; Dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích hấp thụ và lưu trữ các-bon, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Tổ chức, cá nhân phải trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên khi có hoạt động khai thác, sử dụng mặt nước, mặt biển của hệ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản, dịch vụ giải trí dưới nước; khai thác, sử dụng cảnh quan của hệ sinh thái cho dịch vụ du lịch, giải trí; sản xuất, kinh doanh có phát thải khí nhà kính phải sử dụng dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon của hệ sinh thái để thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Quy định bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên
Theo Khoản 7, Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên được thực hiện theo quy định sau cụ thể như sau:
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về BVMT; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về BVMT.
Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi;
 Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững;
Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định;
Tuân thủ các yêu cầu khác về BVMT, ngăn ngừa, kiểm soát các tác động tới môi trường, đa dạng sinh học di sản thiên nhiên theo quy định tại Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của các điều ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết.
Trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời nhằm giới hạn tổng lượng xả thải vào môi trường di sản thiên nhiên, trong đó xác định rõ khu vực áp dụng, thời gian áp dụng
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, phê duyệt dự án phục hồi môi trường của di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Tây Ninh triển khai quy định quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Mới đây, UBND tỉnh ban hành Công văn đề nghị Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quy định quản lý và VBMT di sản thiên nhiên tại Luật BVMT và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến về vai trò, giá trị của di sản thiên nhiên và các quy định về quản lý và BVMT di sản thiên nhiên tại Luật BVMT và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Tổ chức rà soát các di sản thiên nhiên hiện có trên địa bàn tỉnh. Tổ chức điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên, cập nhật kết quả vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định. Tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự án xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác, trong đó có khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất theo quy định tại Điều 19; tổ chức lập hồ sơ đề nghị tổ chức quốc tế công nhận danh hiệu quốc tế đối với các di sản thiên nhiên thuộc địa bàn theo quy định. 
Trong trường hợp có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên, tham mưu UBND tỉnh kịp thời đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời nhằm giới hạn tổng lượng xả thải vào môi trường di sản thiên nhiên theo quy định.
Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã được giao.
Theo quy định tại Điều 20 Luật bảo vệ môi trường 2020, di sản thiên nhiên bao gồm:
a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay9,214
  • Tháng hiện tại438,208
  • Tổng lượt truy cập14,669,097
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây