NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2023

Thứ năm - 23/02/2023 14:59 3.336 0
Ngày 22/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Kế hoạch nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện, thông thoáng và minh bạch cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sản xuất đầu tư, kinh doanh thích ứng linh hoạt. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặt mục tiêu đạt chỉ số PCI thuộc nhóm "Tốt", chỉ số PAPI thuộc nhóm "Trung bình cao", chỉ số PAR INDEX thuộc nhóm "30 tỉnh dẫn đầu về chỉ số CCHC", chỉ số SIPAS cao hơn mức trung bình cả nước và chỉ số ICT INDEX thuộc nhóm "10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước". UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện:

1. Cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, nhà đầu tư để cải thiện các yếu tố môi trường đầu tư, kinh doanh, cụ thể như sau:

Rà soát và đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện thủ tục đầu tư và kinh doanh, tổng hợp đề xuất và kiến nghị để giúp tháo gỡ khó khăn trong quá trình kinh doanh, rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, và xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch năm 2023 của tỉnh và danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Tạo mọi điều kiện để hướng dẫn doanh nghiệp trong quản lý thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; tiếp tục kiến nghị cắt giảm thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện chỉ số nộp thuế và cải thiện môi trường kinh doanh. Phấn đấu các hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác truyền thông và tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế toàn dân. Ngoài ra, thực hiện các giải pháp vận động và khuyến khích phát triển người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với mục tiêu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng và thị xã Hòa Thành.

Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến và công bố công khai quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được phê duyệt trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định pháp luật về quy hoạch. Bên cạnh đó, hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo Luật số 62/2020/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện cải cách và đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các chính sách hỗ trợ công khai, minh bạch; bên cạnh đó, tham mưu UBND tỉnh thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong các dịch vụ công, và tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện các giải pháp rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng và đảm bảo minh bạch, thống nhất quy trình thủ tục về tiếp cận điện. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được khuyến khích, đồng thời tăng cường phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thu tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trong năm 2023, số người sử dụng điện thanh toán bằng phương thức thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt cao hơn so với năm 2022.

Đối với giao dịch thương mại qua biên giới, chuyển từ kiểm tra thông quan sang kiểm tra sau thông quan, công khai danh mục hàng hóa kiểm tra, cách thức quản lý chuyên ngành về xuất nhập khẩu, và chi phí phải trả. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hải quan theo hướng điện tử hóa, phù hợp chuẩn mực quốc tế. Tạo điều kiện, hỗ trợ các hoạt động thương mại biên giới.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng và phá sản doanh nghiệp phải đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thi hành án dân sự, triển khai thu án phí không dùng tiền mặt, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp, thực hiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác thi hành án dân sự và công tác xử lý phá sản.

2. Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai.

Thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng thời gian đã được rút ngắn, giảm tỷ lệ doanh nghiệp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo ra tính công bằng trong việc tiếp cận đất đai cho tất cả các doanh nghiệp, tránh tạo ra đặc quyền cho các doanh nghiệp lớn và tham mưu UBND tỉnh việc hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính có tọa độ theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội.

3. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.

Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, cũng hỗ trợ chuyển đổi số tại các doanh nghiệp của tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện cho việc phát triển các nền tảng phục vụ chuyển đổi số của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

4. Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả trong công tác tham mưu chỉ đạo và kiểm soát thủ tục hành chính. Tiếp tục đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh. Tập trung rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Cung cấp ít nhất 50% dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đủ điều kiện tích hợp dịch vụ công trực tuyến toàn trình lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

5. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, phát huy quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, thực hiện kế hoạch "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025".

6. Nâng cao công tác đào tạo lao động.

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên môn hóa để đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao tỷ lệ lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và tạo liên thông cơ sở dữ liệu quản lý lao động với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

7. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tăng cường các hoạt động đối ngoại, công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 

Hữu Thành

 

Tác giả: Hữu Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay492
  • Tháng hiện tại321,532
  • Tổng lượt truy cập15,019,648
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây