Nội dung cơ bản của Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em

Thứ ba - 23/07/2024 09:53 137 0
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em về các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ. Theo đó sẽ hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Nội dung cơ bản của Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em

Các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt gồm: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em không nơi nương tựa; trẻ em khuyết tật; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Các chính sách hỗ trợ gồm: Chính sách chăm sóc sức khỏe; chính sách trợ giúp xã hội; chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.

Theo Nghị định, UBND các cấp có trách nhiệm xây dựng các quyết định, chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em theo quy định. Trong quá trình triển khai, thực hiện chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nếu nhận được ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến trẻ em thì phải tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Chỉ đạo các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động có sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em trên địa bàn; đình chỉ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động có sự tham gia của trẻ em nếu vi phạm pháp luật hoặc không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi ngăn cản trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia hoạt động xã hội phù hợp. Quản lý, tạo điều kiện để trẻ em được tham gia vào các vấn đề trẻ em theo phạm vi và hình thức quy định tại Luật Trẻ em.

Nghị định quy định rõ trách nhiệm của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình phải chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; giáo dục trẻ em; bảo vệ an toàn cho trẻ em; tạo điều kiện để trẻ em tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp; hướng dẫn trẻ em tiếp cận nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành của trẻ em. Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình theo Luật Trẻ em.

 

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay3,656
  • Tháng hiện tại265,920
  • Tổng lượt truy cập17,796,490
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây