Bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư

Thứ sáu - 05/08/2022 15:27 2.843 0
Thời gian qua, tình trạng săn, bắt, bẫy, buôn bán trái phép các loài chim hoang dã, đặc biệt là chim di cư diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương. Hành vi này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loài chim nói riêng, đa dạng sinh học của đất nước nói chung cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã.
z3602678445587 29d084d62fa2e80989f2b9434b71287b

Nhằm tăng cường các giải pháp bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư, ngày 17/05/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg (gọi tắt Chỉ thị 04) về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan, ban, ngành trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ trái phép chim hoang dã.
Đặc biệt, Chỉ thị của Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, bản tin tuyên truyền pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã, di cư; tuyên truyền người dân không tham gia các hoạt động săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các sản phẩm của chúng. Chỉ thị nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan truyền thông trong công tác kiểm soát hoạt động quảng cáo các sản phẩm, công cụ săn, bắt, bẫy chim hoang dã, di cư như: lưới, súng săn, tự chế…
Trước đó Nghị định số 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 84/2021/NĐ-Cp (sau đây gọi tắt là Nghị định 06) và Nghị định số 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 07/2022/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 35) đã quy định đầy đủ nguyên tắc quản lý và chế độ xử phạt với các vi phạm liên quan đến chim hoang dã và chim di cư.
Cụ thể, Nghị định 06 đã lần đầu tiên đưa ra định nghĩa “động vật hoang dã, thực vật hoang dã”, trong đó nhận định động vật hoang dã bao gồm cả các loại động vật trên các khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố.
Hiện nay, không có loài chim hoang dã nào được liệt kê trong Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN về danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý động vật hoang dã.
Như vậy, với quy định này, tất cả các loài chim hoang dã, chim di cư đều được xác định là động vật hoang dã thuộc nhóm loài động vật trên cạn khác (nếu không phải là động vật rừng thông thường).
Theo đó, chế độ quản lý và xử phạt vi phạm đối với loài chim hoang dã, chim di cư này sẽ được áp dụng tương tự như đối với loài động vật rừng thông thường (khoản 5, Điều 40, Nghị định 06 và khoản 4, Điều 6, Nghị định 35). Như vậy. hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép chim hoang dã, chim di cư và tàng trữ, vận chuyển, buôn bán cá thể, bộ phận cơ thể, sản phẩm các loài chim hoang dã, chim di cư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng đối với cá nhân hoặc 600 triệu đồng đối với tổ chức theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định 35.
BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay5,152
  • Tháng hiện tại104,134
  • Tổng lượt truy cập18,471,005
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây