Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninhhttps://sotttt.tayninh.gov.vn/uploads/logo-so_1.png
Thứ hai - 30/10/2023 10:5222.1330
Môi trường là thuật ngữ đã quá quen thuộc với mọi người, nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ môi trường là gì cũng như các vấn đề khác có liên quan môi trường.
Ở Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa về môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Qua đó, môi trường mang chức năng là nguồn cung ứng tài nguyên quan trọng như: cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh hoc và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh sái từ “Rừng tự nhiên”; cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn hải sản từ “Nguồn thuỷ vực”; cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm từ “Động, thực vật”; cung cấp không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió để duy trì các hoạt động trao đổi chất; cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất như: xăng, dầu mỏ… Không những thế, môi trường còn là nơi các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất. Dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác, các chất thải sẽ được phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào các quá trình sinh địa khác. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc thì vi sinh vật sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ dẫn đến chất lượng môi trường giảm và môi trường sẽ bị ô nhiễm.
Môi trường còn là nơi cung cấp cho con người các chỉ thị không gian, tín hiệu cũng như đưa ra các tín hiệu báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và các sinh vật sống trên Trái đất như: bão, động đất, núi lửa… Ngoài ra, môi trường còn cung cấp và lưu giữ cho loài người các nguồn gen, các loài động, thực vật, các hệ sinh thái, cảnh quan có giá trị về văn hoá và tôn giáo.
Theo đó, có thể thấy môi trường là nguồn khai thác các nguồn tài nguyên, năng lượng quý giá để phục vụ cho quá trình hoạt động, sản xuất và trong cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản, năng lượng ánh sáng, gió… cũng như các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch.
Hiện tượng nóng lên của Trái Đất tác động mạnh mẽ tới môi trường sống của con người. Cụ thể, khi nhiệt độ tăng cao sẽ làm bang tan, kéo theo mực nước biển cũng tang theo; các cơn bão gia tăng hàng năm; làm suy giảm sức bảo vệ của tầng Ozon. Không những thế, một số loài động vật không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể dẫn đến tuyệt chủng.
Khi môi trường bị ô nhiễm, cuộc sống của con người sẽ bị đe doạ và ảnh hưởng nặng nề. Con người dễ mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan… trẻ em sẽ bị giảm trí thông minh… Do đó, việc bảo vệ và cải thiện môi trường hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết để cứu lấy hành tinh và thế hệ mai sau.
“Bảo vệ môi trường” là trách nhiệm của tất cả mọi người
Không phải trách nhiêm của riêng cá nhân hay tập thể nào, mà là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phần lớn con người chưa ý thức được tại sao phải bảo vệ hay làm thế nào để góp phần bảo vệ môi trường – đó là nguyên nhân chính dẫn đến môi trường sống của con người và những loài động vật đang dần bị huỷ hoại nặng nề.
Đứng trước nguy cơ môi trường bị xâm hại nặng nề bởi con người, hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng các Luật để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ những lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng và xã hội. Cụ thể, vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường như sau:
Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó những nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường sẽ được phổ biến một cách rộng rãi và có tính bắt buộc thực hiện. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ cho pháp luật được thi hành, trừng phạt đảm bảo cho pháp luật bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực pháp luật khác được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều này đã được nêu rõ tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương”.
Là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc thanh tra giám sát được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường. Theo những quy định của pháp luật, công tác bảo vệ môi trường được các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả, có tác động to lớn đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kịp thời phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi sai lệch, gây tổn hại đến môi trường.
Các mức phạt liên quan đến vi phạm về bảo vệ môi trường Xử phạt hành chính
Tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 07/7/2022. Quy định một số mức phạt với hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
- Phạt tiền tối đa 01 tỷ đồng đối với cá nhân và 02 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ngoài ra, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm:
+ Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường…
- Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước, cụ thể:
+ Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.
+ Phạt tiền từ 50 - 80 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 3 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường.
+ Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 - dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 -dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường.
- Phạt tiền từ 500 - 01 triệu đồng với hành vi vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định. Trong đó, những vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 100 - 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
+ Phạt tiền từ 150 - 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
+ Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng….
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Với mức độ vi phạm nặng hơn, hành vi vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý hình sự theo các tội phạm tương ứng. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã dành riêng Chương 19 để quy định về các Tội phạm môi trường gồm:
- Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235);
- Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236);
- Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237);
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238);
- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239);