Đến năm 2025 có trên 90% cơ quan báo chí hoàn thành việc chuyển đổi số hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện

Thứ ba - 22/06/2021 15:55 1.922 0
Đây là một trong những mục tiêu được Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra trong Chương trình hành động của Bộ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Báo chí, truyền thông thực hiện sứ mệnh phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá vươn lên trở thành nước phát triển. Đôi cánh cho Việt Nam bay lên thì một bên là sức mạnh tinh thần, một bên là sức mạnh vật chất dựa trên công nghệ.
Đến năm 2025, 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận ít nhất một loại hình báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
Xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số báo chí, trọng tâm là đưa sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên môi trường số, đổi mới cách làm nội dung, đa dạng hóa nguồn thu báo chí, chuyển từ tư duy báo chí, truyền thông hoạt động “thu bằng quảng cáo” sang tư duy hoạt động “thu phí nội dung”, làm chủ nền tảng phân phối nội dung trên không gian mạng. Đến năm 2025 có trên 90% cơ quan báo chí hoàn thành việc chuyển đổi số hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện.
Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Báo chí để có nội hàm bao quát rộng hơn đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông. Tiếp tục thực hiện Quy hoạch Phát triển và Quản lý Báo chí Toàn quốc đến năm 2025 nhằm tinh gọn hệ thống báo chí. Hình thành sáu cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực. Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2021 nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 – 2025 và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2021 tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông. Hoàn thiện chính sách đặt hàng, hỗ trợ báo chí bảo đảm 100% cơ quan báo chí tự chủ giai đoạn 2021 – 2025.
Phát thanh, truyền hình bảo đảm thời lượng phát sóng các chương trình sản xuất trong nước đạt tối thiểu 70% vào năm 2025. Chuyển từ mô hình truyền hình trả tiền truyền thống sang truyền hình trả tiền trên mạng Internet (OTT). Xây dựng công cụ đo lường định lượng khán giả. Xây dựng Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số Quốc gia, Trung tâm bản quyền phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử bảo đảm bản quyền tác giả trong môi trường số, quản lý bảo vệ bản quyền báo chí trên không gian mạng.
Chuyển từ tư duy “quản lý” sang tư duy “gỡ bỏ các rào cản” đối với phát triển nội dung số (bao gồm các nền tảng phân phối nội dung, nền tảng tìm kiếm; thông tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến). Ban hành chính sách thử nghiệm (sandbox) thúc đẩy phát triển các dịch vụ nội dung thông tin mới, thúc đẩy phát triển các nền tảng mạng xã hội đa dịch vụ về thông tin, thương mại, giáo dục, giải trí… tạo thành hệ sinh thái nội dung số Việt Nam. Quản lý các nền tảng mạng xã hội và quảng cáo xuyên biên giới, trọng tâm là hoàn thiện thể chế quản lý và xử lý vi phạm nghiêm, đủ sức răn đe, kiên quyết ngay từ đầu, nhất là các công ty sở hữu nền tảng công nghệ lớn, đặc biệt là kiểm soát dòng tiền. Ứng dụng công nghệ để xử lý triệt để “báo hóa” tạp chí, trang tin. Trung tâm tiếp nhận và xử lý tin giả hoạt động hiệu quả. Tăng số lượng người sử dụng mạng xã hội Việt vượt so với người sử dụng mạng xã hội nước ngoài đạt tỷ lệ 1,22  vào năm 2025.
Thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở để tương tác với người dân; đến năm 2023, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn quốc có đài truyền thanh; đến năm 2025, chuyển đổi trên 100% đài truyền thanh có dây/không dây FM sang truyền thanh ứng dụng CNTT-VT. Chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện sang mô hình hoạt động sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện. Tổ chức xây dựng Hệ thống thông tin nguồn của Trung ương và Hệ thống thông tin nguồn của các tỉnh, thành phố theo quy định tại Quyết định số 135/QĐ- TTg ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để quản lý tập trung đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT, bảng tin điện tử công cộng và các phương tiện thông tin cơ sở khác trên phạm vi cả nước.
Tuyên truyền đồng thuận về chủ quyền, lãnh thổ, đặc biệt là chủ quyền trên Biển Đông, chủ quyền trên không gian mạng nhuần nhuyễn và thông suốt cả về thông tin, đấu tranh dư luận và công tác tư tưởng. Xây dựng Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Xây dựng Chiến lược truyền thông, quảng bá tăng thứ hạng hình ảnh Việt Nam. Quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua hình ảnh địa phương từ bộ chỉ số thống nhất, đánh giá đo nghiệm được và tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng thế giới. Xây dựng kênh truyền hình quốc tế.
Đổi mới, sáng tạo tuyên truyền về thành tựu đảm bảo quyền con người, nắm thế chủ động, phát huy quyền con người trong không gian số; khai phóng khát vọng Việt Nam, năng lượng Việt Nam từ nền kinh tế số để trở thành cường quốc kinh tế số, đặt nền móng trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Xuất bản đáp ứng nhu cầu đọc sách, tinh thần truyền thống hiếu học của người Việt Nam phải ở mức cao của thế giới, mỗi năm xuất bản một số đầu sách có giá trị cao, tạo sức lan tỏa ra toàn quốc. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản. Xây dựng Đề án “Chương trình sách Quốc gia”. Phát triển một số nhà xuất bản trọng điểm, đủ năng lực dẫn dắt thị trường, tập trung chuyển đổi số các nhà xuất bản tiến tới hình thành một thị trường xuất bản năng động, lành mạnh và chất lượng. Chuyển từ xuất bản truyền thống sang xuất bản điện tử; đến năm 2025, tỷ lệ bản sách/người  đạt 5,5 bản sách/người/năm, trong đó tỷ lệ sách xuất bản điện tử trên số đầu sách đạt tối thiểu 15% . Lĩnh vực in duy trì nhịp độ tăng trưởng hằng năm từ 5-5,5% đối với mọi chỉ tiêu; phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng xuất khẩu đạt 15%. Bảo đảm 90% địa phương có ít nhất 01 Trung tâm phát hành sách hiện đại.
Nghiên cứu xây dựng Quỹ hỗ trợ lĩnh vực báo chí, truyền thông từ nguồn lực xã hội hóa.
DT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay14,306
  • Tháng hiện tại163,039
  • Tổng lượt truy cập18,328,910
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây