Công nghiệp Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới

Thứ ba - 22/06/2021 15:22 1.289 0
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để đưa Công nghiệp Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, giải quyết bài toán Việt Nam và từ đó vươn ra thế giới, biến Việt Nam thành quốc gia công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Viet Nam vào năm 2025 đạt trên 45%.
Bên cạnh việc đặt ra nhiệm vụ là: Phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100 nghìn doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành một số doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt về công nghệ lõi, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo, làm chủ công nghệ đối với sản phẩm, dịch vụ Công nghệ thông tin”Make in Viet Nam”, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 01 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Cả nước có ít nhất 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT trên 01 tỷ đô la Mỹ. Hình thành từ 10 đến 12 khu Công nghệ thông tin tập trung và thành viên Chuỗi Khu công viên phần mềm Quang Trung. Tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT bằng từ 2 đến 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của doanh nghiệp công nghệ số thực hiện Make in Viet Nam tăng gấp 2 lần. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tham mưu với Chính phủ nhằm hoàn thiện thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông trọng tâm là xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, Chương trình phát triển Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Hình thành Quỹ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với nguồn vốn huy động từ xã hội hóa.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất Chính phủ chính sách về ưu tiên dùng sản phẩm công nghệ số Việt Nam đặc biệt trong mua sắm Chính phủ; giao Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối tổng hợp đề xuất các chính sách thí điểm cho các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghệ số. Phát triển Hệ thống quản lý, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia; xây dựng phòng Lab công nghệ số; xây dựng và vận hành Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số quốc gia; ứng dụng và phát triển công nghệ mở để nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số của Việt Nam. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII).
DT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay8,659
  • Tháng hiện tại85,922
  • Tổng lượt truy cập18,452,793
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây