Qua đó, người nuôi trồng thủy sản hiểu và nắm được các chủ trương, chính sách, quy định về phòng bệnh thủy sản; lấy mẫu xét nghiệm định kỳ nhằm phát hiện sớm những ổ dịch trên đàn thủy sản nuôi; dự báo khả năng xảy ra dịch bệnh và khả năng tái phát dịch bệnh để có phương án phòng bệnh thích hợp; chủ động giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn nhằm chủ động phát hiện sớm, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh và khống chế trong diện hẹp, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Để đạt được mục tiêu, kế hoạch tập trung thực hiện 05 nhiệm vụ củ thể gồm: chủ động giám sát phát hiện sớm dịch bệnh và lấy mẫu xét nghiệm; định kỳ Kiểm dịch và kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống; thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như: phòng bệnh cho thủy sản trong toàn bộ quá trình nuôi. Chỉ sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y; chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y; tăng cường Tuyên truyền các chủ trương, chính sách quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản. Hướng dẫn người nuôi thủy sản các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, các phương thức nuôi trồng và các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản; khi có dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn, nhanh chóng triển khai các biện pháp chống dịch và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các văn bản hướng dẫn về kỹ thuật của Cục Thú y.