Giữ gìn giá trị, chuẩn mực, đạo đức truyền thống trong gia đình

Thứ tư - 01/11/2023 10:34 1.453 0
Trước đây, gia đình Việt Nam coi giá trị đạo đức truyền thống là cơ bản, thì ngày nay, trong “bối cảnh mới” các giá trị kinh tế thị trường, đồng tiền vật chất, cơ hội thăng tiến, cạnh tranh khốc liệt, theo đó là lối sống tự do, buông thả… đã và đang len lỏi vào các mối quan hệ gia đình vừa cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã cho thấy trong hệ giá trị gia đình truyền thống, những gì không còn phù hợp với xu hướng tiến bộ của xã hội hiện đại đã dần được “gạt đục”, “khơi trong” để tiếp thu, kế thừa và phát triển.
Giữ gìn giá trị, chuẩn mực, đạo đức truyền thống trong gia đình
Trong giáo dục gia đình, hệ giá trị truyền thống tích cực có sức mạnh của nó không thể phủ nhận được. Nhiều giá trị truyền thống quí báu đã được bao thế hệ cha ông sáng tạo, học hỏi và tích luỹ được, là những di sản quý báu cần phải được kế thừa, giáo dưỡng, truyền thụ và phát huy cho thế hệ hôm nay và mai sau, như:

Giá trị tinh thần trách nhiệm, thể hiện qua vai trò của mỗi thành viên, làm cha, làm mẹ, làm anh, làm em, làm ông, bà… không chỉ đối với người đang sống mà còn đối với người đã khuất, với tổ tiên;

Tình yêu thương, quý trọng, trách nhiệm trong quan hệ anh chị em ruột thịt là giá trị truyền thống gia đình Việt Nam;

Đạo nghĩa tình vợ chồng thuỷ chung, hoà thuận, chia sẻ vai trò giới, chăm sóc bố mẹ hai bên, nuôi dạy con cái, cư xử đúng mực, thương yêu, quý trọng và xây dựng tổ ấm;

Các giá trị về dòng họ, gia tộc gia phả, giỗ chạp cúng bái tổ tiên, kính trên, nhường dưới là truyền thống quý trọng tổ tông từ đó hình thành ý thức cội nguồn để truyền thụ lại cho thế hệ con cháu;

Tình làng nghĩa xóm, tính cộng đồng, tính ham học, hiếu học của tuyền thống nho học, sĩ phu… cũng là giá trị truyền thống cần được giữ gìn và phát huy.

Giữ gìn đạo đức là trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với thế hệ trẻ, là một nội dung hết sức quan trọng của giáo dục xã hội nói chung và gia đình nói riêng. Xã hội ta luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức, là vai trò, trách nhiệm của người lớn và các thành viên trong gia đình. Những quan niệm, cách suy nghĩ, hành vi cử chỉ, thái độ làm việc, lời nói, ứng xử của họ là tấm gương phản chiếu để thế hệ trẻ noi theo. Đạo đức là giá trị chuẩn mực ít bị biến đổi, trong mọi xã hội đạo đức là gốc của nhân cách con người, đứng trước cả “tài”. Xã hội càng bị “tiêu cực hóa”, gia đình càng coi trọng dạy các con giá trị đạo đức như: ngoan ngoãn lễ phép, cư xử kính trên nhường dưới, hướng thiện, trung thực, lòng nhân ái, lễ nghĩa, bao dung, độ lượng, tính cần cù, dẻo dai, vượt khó, giúp đỡ người khác… Một gia đình được gọi là danh giá, có truyền thống thì trước hết ông bà, bố mẹ là những người đức độ, con cháu phải ngoan ngoãn, nết na và sống có tình nghĩa với xóm làng. Một môi trường giáo dục gia đình tốt có nghĩa là những người lớn ông bà, bố mẹ, anh chị em phải có những phẩm chất tốt đẹp.

Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình, trước hết không ai khác là phải thông qua ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người trong gia đình. Nhận thức biểu hiện của họ về đạo đức, giá trị, chuẩn mực chính là những khuôn mẫu hành vi tác phong ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách trẻ nhỏ. Giáo dục đạo hiếu cũng là một nội dung rất được coi trọng trong giáo dục đạo đức. Hiếu nghĩa của con cái với các bậc cha mẹ, tổ tiên là truyền thống quý báu của người Việt Nam ở bất cứ thời đại nào.

Tác giả: BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay710
  • Tháng hiện tại99,692
  • Tổng lượt truy cập18,466,563
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây