Nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tới cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp – cơ quan Thường trực Hội đồng tỉnh quyết định chọn chủ đề thi tìm hiểu pháp luật tháng 4/2021 là : Tìm hiểu các quy định về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, gửi kèm Thể lệ cuộc thi và câu hỏi cuộc thi tháng 4 năm 2021.
CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 4 NĂM 2021
Câu 1 (Chọn đáp án đúng nhất). Về độ tuổi bầu cử và ứng cử:
a. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
b. Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng nhất). Ngày bầu cử được quy định là ngày nào?
a. Ngày thứ bảy.
b. Ngày chủ nhật.
c. 02 ngày (thứ bảy và chủ nhật).
Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử không?
a. Có.
b. Không.
Câu 4 (Chọn đáp án đúng nhất). Về ghi tên vào danh sách cử tri:
a. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
b. Không phải mọi công dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri.
Câu 5 (Chọn đáp án đúng nhất). Cử tri có thể bỏ phiếu ở nơi khác với nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri:
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 6. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Những người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân? Các trường hợp nào bị xóa tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?
Câu 7. Vận động bầu cử là gì và những nguyên tắc trong vận động bầu cử? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử? Hội nghị tiếp xúc cử tri trong vận động bầu cử do cơ quan nào chủ trì và nội dung của hội nghị tiếp xúc cử tri được quy định như thế nào? Thời gian tiến hành vận động bầu cử và hình thức vận động bầu cử được quy định như thế nào? Quy định về vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện như thế nào?
Câu 8. Việc khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử được thực hiện như thế nào? Thời hạn tạm ngừng việc xem xét khiếu nại, tố cáo đối với người ứng cử như thế nào? Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào? Thời hạn giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử được quy định như thế nào?
Tài liệu tham khảo:
- Hiến pháp năm 2013.
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015.
- Các văn bản có liên quan.
(Nguồn tham khảo: https://pbgdpl.tayninh.gov.vn).
Ý kiến bạn đọc