Theo đó, mục tiêu của Chương trình nhằm: Đến năm 2030 có khoảng 160 tổ hợp tác, với 4.000 thành viên; 240 hợp tác xã với 50.000 thành viên; 02 liên hiệp hợp tác xã với 10 hợp tác xã thành viên; trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị; trên 40% hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2045 thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể trong tỉnh. Bảo đảm 80% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 70% tham gia các chuỗi liên kết. Các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Chương trình tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể ; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách đất đai; chính sách tài chính; chính sách tín dụng; chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại; chính sách khoa học, công nghệ và về hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX); đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với kinh tế tập thể; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã đối với phát triển KTTT.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này.