Phòng chống sốt xuất huyết - Hành động tích cực để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Thứ ba - 21/03/2023 10:03 1.910 0
Theo thống kê của Bộ Y tế, số trường hợp mắc sốt xuất huyết trên cả nước trong hai tháng đầu năm 2023 đã tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và miền Nam.
     Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 360.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và hơn 130 ca tử vong. Các chuyên gia dịch tễ cho biết việc tăng vọt số ca mắc sốt xuất huyết đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm tính chu kỳ của dịch bệnh, điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự giao lưu, đi lại của người dân sau dịch COVID-19, đặc việt là ý thức của người dân trong việc chủ động phòng chống dịch chưa cao, điển hình qua việc kiểm tra giám sát vẫn còn nhiều ổ bọ gậy, lăng quăng được phát hiện trong hộ gia đình, khu dân cư.

     Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết trong bối cảnh dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp.

     Người dân cần đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, và thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thường xuyên vệ sinh dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, cho muối, dầu hoặc hóa chất diệt côn trùng vào bát nước kê chân chạn. Người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày để phòng muỗi đốt và tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
 
MUỖI
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết như:
  1. Sốt cao trên 38 độ;
  2. Đau đầu hoặc toàn thân;
  3. Đau bụng, đau đốt sống và đau xương khớp;
  4. Nhiễm trùng dẫn đến xuất huyết ở da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu niêm mạc và chảy máu dưới da;
  5. Các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn, đau họng, ho, đau mắt và kém ăn;
infor
     Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế  để được  khám, xét nghiệm chẩn đoán phù hợp, trong 3 ngày đầu nếu có chỉ định  theo dõi tại nhà cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, ăn thức ăn lỏng, cháo, súp, sữa, uống nhiều nước… Nếu thấy bệnh nhân có chuyển biến nặng hơn như li bì, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều… cần đưa ngay đến cơ sở y tế thăm khám. Không có diễn biến bất thường cũng cần thăm khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ.
 
Hữu Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay5,948
  • Tháng hiện tại91,904
  • Tổng lượt truy cập18,458,775
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây