Giao Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Giao thông Vận tải, UBND địa phương và đơn vị liên quan có phương án cụ thể thực hiện đưa đón công nhân, kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của công nhân giữa các địa phương, phân ca làm việc và tổ chức ăn trưa hợp lý…đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.
Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hiện tượng găm hàng, tăng giá, bán hàng kém chất lượng.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
Ngày 08/7/2021, Bộ Công Thương có Văn bản 4032/BCT-TTTN đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương tập trung đẩy mạnh việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu cung ứng cho TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp và phải thực hiện các biện pháp giãn cách, cách ly xã hội.
Đặc biệt, yêu cầu tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ Chương trình bình ổn thị trường cung ứng cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch bệnh đang phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội. Phối hợp với các đơn vị vận tải triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu cung ứng cho địa bàn của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Đồng thời, phối hợp với TP. Hồ Chí Minh, thiết lập các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa thiết yếu có kiểm soát an toàn dịch bệnh để thay thế các chợ đầu mối và các điểm trung chuyển đã bị đóng cửa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa cho người dân trong các khu vực của thành phố và các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, tiếp tục khẩn trương bố trí, triển khai các điểm bán hàng thiết yếu bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, rà soát và khẩn trương triển khai các biện pháp phun khử khuẩn, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ, đồng thời hướng dẫn các chợ, các cơ sở bán lẻ tổ chức hoạt động theo khuyến cáo của ngành y tế để vừa kiểm soát, an toàn dịch bệnh, vừa bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Mặt khác, yêu cầu phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hiện tượng găm hàng, tăng giá, bán hàng kém chất lượng; phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin đầy đủ, kịp thời về năng lực cung ứng hàng hóa, các chương trình, địa điểm bán hàng hóa thiết yếu của các doanh nghiệp để ổn định tâm lý của người dân...
Đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch và thực hiện thành công mục tiêu kép, ngày 09/7/2021, Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 4055/BCT-KH đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phối hợp triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo ổn định ở mức cao nhất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động xây dựng phương án, kịch bản ứng phó với dịch Covid-19 phù hợp với đặc thù của địa phương trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các địa phương khác đã kiểm soát tốt khi có dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Trong đó, đặc biệt lưu ý các giải pháp về đảm bảo lưu thông hàng hóa và an toàn phòng chống dịch cho người lao động để duy trì sản xuất kinh doanh, không để gián đoạn sản xuất.
Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp cần có phương án cụ thể thực hiện đưa đón công nhân; kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của công nhân giữa với các địa phương; phân ca làm việc và tổ chức ăn trưa hợp lý... đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mai... Xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động mà không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Xây dựng các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ phù hợp (về tài chính, kho dự trữ, ưu tiên tiêm vắc-xin...) đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu để bảo đảm dự trữ nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tại địa phương.
Phối hợp với các địa phương lân cận để xây dựng phương án hợp tác điều chuyển hàng hóa hợp lý linh hoạt, bảo đảm không xảy ra đứt gãy nguồn cung cấp hàng hóa tại các địa phương có dịch Covid-19.
Tổng hợp