HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Thứ hai - 26/07/2021 10:14 2.470 0
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

a) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, cụ thể:

- Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

- Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.

- Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.

- Có phương án hoặc phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 02 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

b) Mức hỗ trợ:

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Trường hợp khóa đào tạo, có những ngày lẻ thì được tính: dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng. Thời gian hỗ trợ: Tối đa 06 tháng.

c) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ theo Mẫu 03 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg;

- Văn bản của người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ;

- Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo Mẫu 02 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg;

- Xác nhận của cơ quan BHXH về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

d) Trình tự, thủ tục:

- Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan BHXH xác nhận trong 02 ngày làm việc.

- Người sử dụng lao động nộp hồ sơ gửi Sở Lao động - TB&XH.

- Trong 07 ngày làm việc, Sở Lao động - TB&XH xem xét, quyết định hỗ trợ.

- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan BHXH chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động.

- Trong 02 ngày làm việc, người sử dụng lao động chuyển kinh phí cho cơ sở thực hiện việc đào tạo.

- Trong 45 ngày từ ngày kết thúc việc đào tạo, người sử dụng lao động phải thanh quyết toán kinh phí với cơ sở đào tạo và báo cáo kết quả về Sở Lao động - TB&XH. Trong 05 ngày làm việc, Sở Lao động - BT&XH ban hành quyết định thu hồi kinh phí đào tạo còn dư (nếu có).

e) Cơ quan tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt: Sở Lao động - TB&XH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

a) Đối tượng hỗ trợ

Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

b) Mức hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ: 1.855.000 đồng/người nếu người lao động nghỉ việc từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày), hỗ trợ 3.710.000 đồng/người nếu người lao động nghỉ việc từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

- Người lao động mang thai hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em.

- Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.

c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương;

- Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 5 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

d) Trình tự, thủ tục hỗ trợ:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đề nghị cơ quan BHXH xác nhận người lao động tham gia BHXH. Trong 02 ngày làm việc, cơ quan BHXH xác nhận.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục gửi hồ sơ hỗ trợ đến UBND huyện đến hết ngày 31/01/2022.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, trình UBND tỉnh thông qua Sở Lao động-TB&XH.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND tỉnh phê duyệt Danh sách và kinh phí.

đ) Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ : UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

e) Cơ quan phê duyệt : UBND tỉnh.

3. Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc

a) Đối tượng hỗ trợ:

Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

- Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

- Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng trước liền kề tháng người lao động ngừng việc.

b) Mức hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người.

- Người lao động mang thai hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em.

- Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.

c) Hồ sơ đề nghị:

- Bản sao văn bản yêu cầu cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ 01/5/2021 đến 31/12/2021.

- Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 06 ban hành kèm Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

d)Trình tự, thủ tục

- Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan BHXH xác nhận người lao động đang tham gia BHXH. Trong 02 ngày làm việc, cơ quan BHXH xác nhận.

- Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện chậm nhất đến ngày 31/01/2022.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, trình UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TB&XH.

- Trong 02 ngày làm việc UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ.

- Trong 02 ngày làm việc, người sử dụng lao động thực hiện chi trả cho người lao động.

đ) Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ : UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

e) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

4. Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

a) Đối tượng hỗ trợ:

Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

b) Mức hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.

- Người lao động đang mang thai hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em.

- Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.

c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 07 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg;

- Bản sao chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu 1 trong giấy tờ:

+ Hợp đồng lao động hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.

+ Quyết định thôi việc.

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Bản sao Sổ BHXH hoặc xác nhận cơ quan BHXH tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.

- Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu 01 trong giấy tờ: Giấy tờ chứng minh người mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em.

d) Trình tự, thủ tục:

- Người lao động gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn chậm nhất đến ngày 31/01/2022.

- Trước ngày 05 và 20 hàng tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm rà soát, tổng hợp danh sách trình Sở Lao động - TB&XH.

- Trong 02 ngày làm việc, Sở Lao động - TB&XH thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Trung tâm Dịch vụ việc làm chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc.

đ) Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

e) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

5. Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch.

5.1. Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật:

a) Đối tượng:

Viên chức hoạt động nghệ thuật được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

- Là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

- Làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

b) Mức hỗ trợ:

Chi trả 1 lần, mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.

c) Hồ sơ và trình tự, thủ tục

- Đơn vị sự nghiệp công lập lập danh sách viên chức hoạt động nghệ thuật theo Mẫu số 09 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022.

- Trong 03 ngày làm việc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TB&XH.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

d) Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

đ) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

5.2. Hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch.

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

- Có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật Du lịch.

- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

b) Mức hỗ trợ:

Chi trả 1 lần, mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.

c) Hồ sơ đề nghị

- Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 10 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

- Bản sao chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu 1 trong giấy tờ:

+ Hợp đồng lao động hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ;

+ Thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.

d) Trình tự, thủ tục :

- Hướng dẫn viên du lịch gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022.

- Trong 02 ngày làm việc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TB&XH.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

đ) Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch .

e) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

6. Hộ kinh doanh:

a) Đối tượng hỗ trợ:

Hộ kinh doanh được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

- Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

- Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên thời hạn từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

b) Mức hỗ trợ:

Chi trả 01 lần, mức hỗ trợ: 3.000.000 đồng/hộ kinh doanh.

c) Hồ sơ và trình tự, thủ tục

- Hộ kinh doanh gửi đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg đến UBND cấp xã chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022.

- Trong 03 ngày làm việc, UBND cấp xã xác nhận tạm ngừng kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.

- Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, gửi UBND cấp huyện tổng hợp.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TB&XH.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

d) Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ: UBND cấp xã.

đ) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

7. Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do).

a) Tiêu chí hỗ trợ: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) có đủ các điều kiện sau:

- Mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.000.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/tháng đối với khu vực thành thị (mức chuẩn nghèo của quốc gia năm 2021);

- Do phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong toả hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021;

- Cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

b) Đối tượng áp dụng : Người lao động làm một trong các công việc sau:

- Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hoá bằng xe 02 bánh, 03 bánh, xe tải nhỏ từ 2 tấn trở xuống tại các chợ, bến bãi; lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 02 bánh;

- Bán lẻ vé số xổ số kiến thiết;

- Bán hàng rong, sửa chữa đồ gia dụng, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;

- Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục tư thục, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập ký hợp đồng khoán việc có quyết định thôi việc;

- Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khoẻ (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, internet, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, phòng tập gym, thể dục thể thao), lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng.

c) Mức hỗ trợ : 1.500.000 đồng/người đối với người lao động có thời gian nghỉ việc, mất việc làm từ 15 ngày trở lên (chỉ hỗ trợ 1 lần cho 1 người)

d) Hồ sơ đề nghị : Người lao động gửi đơn đề nghị (theo Mẫu số 01) đến Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) trước ngày 31 tháng 12 năm 2021. Trường hợp:

- Người lao động làm thuê trong các cơ sở, hộ kinh doanh phải có xác nhận của chủ cơ sở (theo Mẫu số 02),

- Người lao động có nơi thường trú hoặc tạm trú không trong phạm vi tỉnh Tây Ninh phải cam kết không lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ tại nơi khác nơi người lao động đang thường trú, tạm trú (theo Mẫu giấy cam kết).

đ) Trình tự, thủ tục

- Trong 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung như sau:

+ Tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ (theo Mẫu số 03) với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội;

+ Công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc;

+ Tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).

- Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);

- Trong 03 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc.

e) Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ: UBND cấp xã

g) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

* Lưu ý: Đối với đối tượng người lao động làm nghề bán lẻ vé số xổ số kiến thiết, UBND cấp xã lập danh sách riêng với các đối tượng người lao động tự do khác (theo yêu cầu thanh toán từ nguồn kinh phí khác).

8. Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế

a) Đối tượng hỗ trợ:

Trẻ em (dưới 16 tuổi) và người điều trị do nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID -19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

b) Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ:

- Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 45 ngày.

- Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người cách ly y tế (F1), từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

- Đối với trẻ em điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế:

+ Được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em.

+ Chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế; chi phí khám, chữa bệnh với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.

c) Hồ sơ

* Hồ sơ đối với các trường hợp F0 đang điều trị tại cơ sở y tế gồm:

- Danh sách F0 theo Mẫu số 08a Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

- Giấy ra viện điều trị do nhiễm COVID-19 của các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Bản sao một trong giấy tờ: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.

* Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với các trường hợp F1 đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly gồm:

- Danh sách F1 theo Mẫu số 8b Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cách ly y tế.

- Bản sao một trong giấy tờ: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.

* Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F0 đã kết thúc điều trị tại cơ sở y tế trước ngày 7/7/2021 gồm:

- Giấy ra viện.

- Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở y tế đã điều trị.

- Bản sao một trong giấy tờ: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.

* Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày 7/7/2021 hoặc cách ly tại nhà gồm:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cách ly y tế tại cơ sở cách ly hoặc cách ly tại nhà.

- Giấy hoàn thành việc cách ly.

- Bản sao một trong giấy tờ: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.

- Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với người đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly.

c) Trình tự, thủ tục :

- Trường hợp đang điều trị, cách ly tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly : Cơ sở y tế, cơ sở cách ly căn cứ vào hồ sơ quy định lập danh sách (theo Mẫu số 08a, 8b Quyết định 23/2021/QĐ-TTg) gửi UBND cấp huyện (thông qua Phòng Lao động - TB&XH), chậm nhất đến hết ngày 31/3/2022.

- Trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly : Cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em, các trường hợp F0, F1 gửi hồ sơ tới UBND cấp xã, chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022.

+ Trước ngày 05 và ngày 20 hàng tháng, UBND cấp xã tổng hợp, lập danh sách (Mẫu số 8a, 8b Quyết định 23/2021/QĐ-TTg) với trường hợp F0, F1 gửi UBND cấp huyện.

+ Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện tổng hợp, trình UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TB&XH.

- Trong 02 ngày làm việc, UBND tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ.

d) Cơ sở y tế, cơ sở cách ly, UBND cấp xã có trách nhiệm chi trả chế độ hỗ trợ đối với F0, F1, trẻ em đang điều trị, cách ly theo danh sách UBND tỉnh phê duyệt (Mẫu 8c Quyết định 23/2021/QĐ-TTg).

đ) Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ:

- Đối với trường hợp đang điều trị, cách ly tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly: Cơ sở y tế, cơ sở cách ly gửi hồ sơ về UBND cấp huyện ( thông qua Phòng Lao động - TB&XH).

- Đối với trường hợp F0, F1 đã kết thúc cách ly, điều trị: UBND cấp xã.

e) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

9. Các nhóm đối tượng hỗ trợ khác:

Các đối tượng được hỗ trợ về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất thực hiện theo quy định tại Chương I, Chương II và Chương X Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, điện thoại: 0276.3824712/ 0276.3829363 để được hướng dẫn.

Tải biểu mẫu hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) file đính kèm!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay1,649
  • Tháng hiện tại133,459
  • Tổng lượt truy cập18,299,330
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây