Trong đó, 6 nội dung chủ yếu của kế hoạch là nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình có liên quan tại địa bàn cơ sở; tăng cường thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm liên quan đến mại dâm; xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Qua đó, cần mở rộng thêm cấp có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt khi phát hiện các vụ môi giới mại dâm, hành nghề mại dâm như các đơn vị văn hóa, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, theo luật sư Giáp, giải pháp lâu dài và bền vững là cần tăng cường tuyên truyền công tác phòng chống mại dâm, đồng thời xây dựng các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm.