Sở Y tế: Hướng dẫn chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19

Thứ hai - 16/08/2021 08:37 2.075 0
Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận trên 4.000 trường hợp mắc COVID-19, trong đó hiện đang cách ly, điều trị trên 2.000 trường hợp. Nhiều trường hợp đã hồi phục và khỏi bệnh, tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp xuất hiện triệu chứng nhưng chưa được theo dõi, giám sát kịp thời, diễn tiến nặng. Nhằm góp phần giảm tỷ lệ người mắc COVID-19 diễn tiến nặng, nguy kịch, chuyển đúng tầng điều trị phù hợp mức độ diễn tiến tình trạng bệnh, Sở Y tế hướng dẫn chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 như sau:

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC NGƯỜI MẮC COVID 19KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI KHU CÁCH LY TẬP TRUNG

 

1. Đối với người mắc Covid 19
- Mang khẩu trang thường xuyên (trừ khi ăn uống, vệ sinh các nhân), thay khẩu trang hai lần trong ngày và khử khuẩn khầu trang bằng cồn trước khi loại bỏ.
- Thường xuyên khử khuẩn tay, mặt bàn.
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, rau và các loại hoa quả.
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, có chai nước bên cạnh để uống thường xuyên.
- Tập thể dục, tập hít thở sâu 15 phút/lần tập, ngày 2 lần.
- Giữ khoảng cách với những người xung quanh.
2. Liên hệ nhân viên viên y tế khi có một trong các dấu hiệu sau
Cảm thấy sốt, đau họng, ho, tiêu chảy, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ ngay cho nhân viên y tế tại khu cách ly hoặc qua ứng dụng “ Khai báo điện tử”.


 

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP F0 CÁCH LY TẬP TRUNG

  1. Đối với nhân viên y tế

Cần thăm khám thường xuyên ít nhất ngày 4 lần
- Cân nặng/Chiều cao (nhằm xác định có béo phì không tức là yếu tố nguy cơ chuyển nặng).
- Huyết áp bình thường kể cả lúc dùng thuốc.
- Lịch sử bệnh tật: đang mắc bệnh mãn tính như đái đường, suy thận, cao HA, mỡ máu, đau ngực, bị đột quỵ, lao phổi, COPD, ung thư, loét dạ dày tá tràng, tàn tật, người cao tuổi, tiền sử dị ứng nặng.
- Khi các trường hợp Fo có các triệu chứng: Khó thở, đau đầu, đau ngực, sốt, ho, đau họng, tiêu chảy, ói. Sau khi xử trí các triệu chứng bất thường thì báo cáo lãnh đạo Trung tâm y tế để cho hướng xử lý tiếp theo.
2. Đối với trường hợp F0 khi có các dấu hiệu sau cần gọi ngay nhân viên y tế
- Sốt
- Ho nhiều
- Tiêu chảy và ói
- Khó thở: Trong lúc chờ nhân viên y tế đến cần hít vào thật sâu và thở ra từ từ.
- Đau đầu, Đau thắt ngực: Trong lúc chờ nhân viên y tế đến cần nằm nghỉ, không vận động.
* Nhóm bệnh nhân ở chung phòng cần hỗ trợ cho nhau



 

CHĂM SÓC TRẺ DÀNH CHO NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ NGƯỜI NHÀ

1. Nhịp thở
- Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi trẻ ngủ (với trẻ bé), vén áo trẻ lên để nhìn rõ phần ngực và bụng trẻ khi đếm (mỗi lần ngực và bụng phồng lên là một nhịp thở). Phải đếm trong một phút, đánh giá nhịp thở xem có đều không, có cơn ngừng thở không.
- Đo SpO2: Nhân viên y tế hướng dẫn cách dùng và ghi lại sau khi đo được

Lứa tuổi

Bình thường

Nhanh

Các biểu hiện nặng khác

SpO2
BT(>=97%)

0-2 tháng

30-50 lần/phút

>=60 lần/phút

Thở rên, rút lõm lồng ngực, thở chậm, có cơn ngừng thở quá 10 giây

Thấp hơn 96 là cần hố trợ của nhân viên y tế

2-11 tháng

24-40 lần/phút

>=50 lần/phút

1-5 tuổi

20-30 lần/phút

>=40lần/phút

6 tuổi trở lên

12-20 lần /phút

>=24lần/phút


Tất cả các trường hợp thở nhanh và SpO2< 96% : gọi nhân viên y tế
2. Sốt
Đo ở nách, da trên 37 độ 5, Đo ở Hậu môn trên 38 độ
a. Chườm khăn nước ấm thường xuyên, để trẻ nằm nơi thoáng, nới rộng quần áo, thường xuyên lau mồ hôi lưng cho trẻ.
Khi trên da niêm mạc có nốt bất thường (ban đỏ, vết loét..) thông báo ngay cho nhân viên y tế.
b. Dùng thuốc khi nhiệt độ của trẻ trên 38 độ 5
          Hạ sốt bằng thuốc: dùng Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần cách nhau 4-6 tiếng, tối đa không quá 60mg/kg/ngày (để an toàn chỉ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, không nên dùng loại thuốc phối hợp với thành phần khác. Tuyệt đối không dùng quá liều.

- Thuốc Paracetamol đường uống

Cân nặng(kg)

Tuổi

Liều dùng

2,7-5,3

0-3 tháng

40 mg/lần , cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

5,4-8,1

4-11 tháng

80mg/lần . cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

8,2-10,8

1-2 tuổi

120mg/lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

10,9-16,3

2-3 tuổi

160 mg/lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

16,4-21,7

4-5 tuổi

240 mg/lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

21,8-27,2

6-8 tuổi

320 mg/lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

27,3-32,6

9-10 tuổi

400 mg/lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

32,7-43,2

11 tuổi

480 mg/lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng

Từ 43,2 trở lên

12 tuổi trở lên

Như người lớn : 500mg /lần cách nhau 4-6 tiếng or 1000mg/ lần cách nhau 6-8 tiếng

 
- Với viên Paracetamol đặt hậu môn

Tuổi

Liều một lần

Tối đa

6-11 tháng

80mg mỗi 6 giờ

320 mg/ngày

12-36 tháng

80 mg mỗi 4-6 giờ

400 mg/ngày

3-6 tuổi

120 mg mỗi 4-6 giờ

600mg/ngày

6-12 tuổi

325mg mỗi 4-6 giờ

1635 mg/ngày

Trên 12 tuổi

650 mg mỗi 4-6 giờ

3900mg/ngày


Hướng dẫn người nhà ghi vào sổ theo dõi giờ uống hạ sốt, liều lượng uống để tránh tình trạng nhầm lẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi dùng quá liều.
Bảng theo dõi nhiệt độ và theo dõi dùng thuốc hạ sốt

Ngày tháng

sáng

Chiều

Giờ khác

Dấu hiệu nặng

Nhiệt độ

Ghi giờ đo và nhiệt độ lúc đo

Ghi giờ đo và nhiệt độ lúc đo

 

Sốt cao liên tục không hạ, kèm theo các dấu hiệu thần kinh như co giật,lơ mơ,hôn mê, quấy khóc liên tục, hoặc giật mình liên tục ( nếu có biểu hiện chân tay miệng), bỏ bú, bỏ ăn,

Thuốc hạ sốt

Liều

Liều

Liều


3. Bù dịch cho trẻ khi trẻ bị sốt, ỉa chảy, nôn, bỏ ăn
Nguyên tắc:
- Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ, bổ xung Oresol giữa các lần bú.
- Trẻ bé: khởi đầu cho trẻ uống 1-2 muỗng nhỏ Oresol (khoảng 5-10 ml) trong vài phút. Cha mẹ có thể dùng Xilanh. Tổng lượng dịch bồi phụ cho trẻ trong giờ đầu có thể đến 237 ml. Nếu trẻ tiến triển tốt nên cha mẹ tăng dần lượng nước lên từng ít một.
- Cho trẻ uống nước oresol hoặc nước đun sôi để nguội thường xuyên, đừng để trẻ kêu khát mới cho uống, pha đúng liều liều lượng ghi trên bao bì, cho uống từng ngụm nhỏ nếu trẻ nôn nhiều.
- Theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ trên tờ bệnh án hàng ngày, nếu trẻ đỡ thì tiếp tục cho trẻ uống theo nhu cầu, nếu không cải thiện thông báo ngay nhân viên y tế.
- Trường hợp dấu hiệu mất nước không được cải thiện, ỉa ra máu hoặc nôn ra máu  hoặc có dấu hiệu mất nước nặng trẻ không tỉnh táo: kích thích hoặc lơ mơ, hôn mê gọi ngay nhân viên y tế.
- Lượng nước trẻ cần phù hợp với lứa tuổi

Tuổi

Số lít/ngày( bình thường)

<2 tháng

Bú sữa mẹ hoặc bú bình theo tiêu chuẩn của trẻ

Dưới 6 tháng

100-200ml/ngày ngoài sữa và thức ăn

Trên 1 tuổi

1000ml+ số tuổi x 50( ngoài thức ăn hàng ngày)

Trên 10 tuổi

1,5-2 lit


4. Dinh dưỡng:
- Đảm bảo trẻ được bú mẹ đầy đủ.
- Trẻ lớn: nếu trẻ biếng ăn thì cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn nhiều nước, đủ đạm, không được kiêng mỡ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay2,910
  • Tháng hiện tại134,720
  • Tổng lượt truy cập18,300,591
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây