Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là phòng chống Cúm gia cầm lây sang người

Thứ hai - 06/03/2023 09:35 958 0
Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ năm 2022 đến nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm đã cơ bản được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và doanh nghiệp chăn nuôi, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và chủ vật nuôi và một số địa phương chưa báo cáo chính xác, đầy đủ, kịp thời.
     Cụ thể, từ năm 2022 đến nay, cả nước có: trên 25 ổ dịch Cúm gia cầm do vi rút A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại 22 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 100 nghìn con gia cầm và trong thời gian gần đây tại Campuchia đã phát hiện ca tử vong trên người do vi rút Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng; trên 1.260 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 54 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 60.000 con lợn; trên 260 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục tại 17 tỉnh với 2.300 con trâu, bò mắc bệnh; 22 ổ dịch bệnh Lở mồm long móng tại 08 tỉnh với 570 con gia súc mắc bệnh. Ngoài ra, việc giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới cũng tăng nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người.

     Theo thông báo từ Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 22/02/2023 Campuchia ghi nhận 02 trường hợp nhiễm cúm A (H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 01 trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A (H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014. Bên cạnh đó, thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường, điều này thuận lợi cho vi rút Cúm gia cầm (CGC) phát triển, đồng thời các lễ hội sau Tết Nguyên đán vẫn tiếp tục được tổ chức, do đó hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm gia tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm CGC sang người đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.
Ngoài ra, theo kết quả giám sát chủ động cho thấy các loại mầm bệnh vẫn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở ngoài môi trường và ở quần thể gia súc, gia cầm. Điều này đặt ra nguy cơ các loại dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới. Trong khi đó, tổng đàn vật nuôi lớn, thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi, cùng với việc gia tăng vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật giữa các địa phương tăng cao để phục vụ các dịp lễ hội đầu năm, trong khi giết mổ nhỏ lẻ vẫn còn tồn tại; nhiều đàn gia súc, gia cầm đã hết thời gian miễn dịch nhưng chưa được tiêm phòng nhắc lại.

     Để chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh và chủ động ngăn chặn bệnh CGC xâm nhập vào tỉnh Tây Ninh và lây nhiễm sang người; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung sau:

     Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và của tỉnh.

     Triển khai kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2023; tiêm phòng đợt 01 năm 2023 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Đồng thời báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh qua Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS) theo đúng quy định hiện hành.

     Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch nhằm phát hiện sớm, quản lý ca bệnh (nếu có); tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
151 duplicate668 img 0147 jpg
(Ảnh minh họa – Báo Tây Ninh Online)
     Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng và nguy cơ, tác hại của dịch bệnh cúm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân; nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép. Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm như bệnh Cúm gia cầm, … và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc; không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vào địa bàn tỉnh.

     Chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc tơ truyền bệnh.

     Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi (như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Viêm da nổi cục, Dại...) tại các địa phương đã có dịch, có nguy cơ cao, đặc biệt lưu ý đàn vật nuôi tại các khu vực có nguy cơ cao, vật nuôi đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin; có phương án, kế hoạch cụ thể để tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp và PTNT.

     Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, đặc biệt xây dựng các chuỗi chăn nuôi khép kín, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) để hướng đến xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
151 duplicate668 img 0129 jpg
Người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
(Ảnh: Báo Tây Ninh Online)​​​​​
     Trường hợp phát hiện các lô hàng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay, đồng thời, trước khi tiêu hủy, cần lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh.
 
HT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay595
  • Tháng hiện tại132,405
  • Tổng lượt truy cập18,298,276
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây