Tây Ninh: Chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Huỳnh Văn Xô
2024-04-23T09:41:07+07:00
2024-04-23T09:41:07+07:00
https://sotttt.tayninh.gov.vn/vi/news/thong-tin-tuyen-truyen/tay-ninh-chu-dong-tang-cuong-cac-bien-phap-cap-bach-phong-chay-chua-chay-rung-3308.html
https://sotttt.tayninh.gov.vn/uploads/news/2024_04/mua-kho-5.jpg
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh
https://sotttt.tayninh.gov.vn/uploads/logo-so_1.png
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2024 nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nền nhiệt cao hơn năm 2023, hiện nay thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục nắng nóng gay gắt, số ngày nắng cao hơn trung bình nhiều năm và có nhiều diễn biến bất thường, nắng nóng kèm theo thiếu hụt lượng mưa, độ ẩm không khí thấp, nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh rất cao, hiện nay cấp cảnh báo cháy rừng đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Để chủ động thực hiện tốt công tác PCCCR, giảm thiểu tối đa thiệt hại; ngày 15/4/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Thực hiện Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng yêu cầu các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Ban quản lý rừng (đơn vị chủ rừng) tập trung quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm nội dung Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công điện của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và Công văn 2024 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống cháy rừng mùa khô năm 2024.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương; chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã có rừng, các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, đơn vị và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng kiểm tra, rà soát lại phương án, kế hoạch PCCCR đảm bảo sát đúng thực tế, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại các điểm trực gác, chốt cửa rừng, tháp canh lửa và điểm trực camera giám sát để phát hiện sớm lửa rừng, giám sát chặt chẽ người, phương tiện ra, vào các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy trong suốt thời gian cao điểm nắng nóng; phát hiện sớm cháy rừng, huy động các lực lượng tham gia dập tắt kịp thời đám cháy, không để xảy ra cháy lớn; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức PCCCR kịp thời, hiệu quả; có phương án và sẵn sàng, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước khi có cháy rừng xảy ra.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là những người sống bằng nghề rừng, lấy củi, bắt ong...; tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong thời gian cao điểm nắng nóng (cấp dự báo cháy rừng cấp IV, Cấp V).
Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội và các lực lượng có liên quan) thực hiện tốt quy chế phối hợp lực lượng, phương tiện để bảo vệ rừng. Có phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng, cơ động ứng phó với các tình huống cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục, phòng ngừa các nguy cơ gây cháy rừng; khi có cháy rừng xảy ra khẩn trương phối hợp chữa cháy rừng, chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.