Hướng dẫn kiểm tra an toàn của ứng dụng trước các lỗ hổng phổ biến

Thứ hai - 31/10/2022 08:19 1.648 0
Cùng với việc thường xuyên cảnh báo các thông tin về những điểm yếu, lỗ hổng bảo mật phổ biến hiện nay, Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT cũng hướng dẫn cụ thể các đơn vị cách kiểm tra an toàn của các ứng dụng.
20221028-ta1.jpg

Theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, thời gian gần đây, nhiều sản phẩm CNTT, đặc biệt các ứng dụng phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số, có tồn tại hoặc phát sinh nhiều điểm yếu, lỗ hổng bảo mật gây mất an toàn thông tin, lộ lọt thông tin, dữ liệu của người dân, tổ chức trong quá trình sử dụng sản phẩm, ứng dụng. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến niềm tin của xã hội và quá trình chuyển đổi số.

Thực tế, lỗ hổng bảo mật đã được chuyên gia nhận định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc tấn công mạng nhắm vào hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Thống kê toàn cầu cho thấy, hiện có khoảng 40 điểm yếu, lỗ hổng được phát hiện mỗi ngày và con số này được dự báo có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2025.

Riêng về an toàn trong phát triển phần mềm, đây là một trong những vấn đề nổi cộm cần được giải quyết để đảm bảo an toàn cho chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số. Bởi lẽ, tại Việt Nam hầu nhiều phần mềm chưa áp dụng quy trình phát triển phần mềm an toàn DevSecOps và những lỗi sơ đẳng có thể gây ra những ảnh hưởng an toàn thông tin nghiêm trọng. Nguyên nhân của thực trạng này là do các doanh nghiệp ICT chưa giành nguồn lực cho an toàn thông tin, nhân lực thiếu kỹ năng an toàn thông tin và chủ đầu tư cũng chưa đưa yêu cầu an toàn thông tin nghiêm ngặt.

Để giải quyết vấn đề trên, Cục An toàn thông tin cho rằng, các giải pháp cần được tập trung triển khai đồng bộ chủ đầu tư các dự án phần mềm đưa quy trình DevSecOps thành yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp ICT trang bị công cụ rà quét lỗ hổng phần mềm, đồng thời yêu cầu các nhân sự phát triển phần mềm có kỹ năng an toàn thông tin.

“Với các ứng dụng CNTT dự kiến sẽ đặt hàng hoặc phát triển mới, mọi tổ chức, doanh nghiệp cần đưa các tiêu chí an toàn vào thiết kế từ đầu và yêu cầu đơn vị phát triển áp dụng mô hình DevSecOps. Cùng với đó là, kiểm tra đánh giá an toàn tất cả các sản phẩm ứng dụng  trước khi đưa vào sử dụng và mỗi khi có cập nhật, thay đổi”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm.

Chủ yếu để hỗ trợ các đơn vị phát triển phần mềm, Cục An toàn thông tin vừa ban hành bộ tài liệu “Hướng dẫn kiểm tra an toàn thông tin đối với các lỗ hổng bảo mật phổ biến trên ứng dụng”, phiên bản 1.0

Theo đó, bên cạnh việc liệt kê danh mục 10 điểm yếu, lỗ hổng bảo mật phổ biến trên các ứng dụng hiện nay như Broken Access Control, Cryptographic Failures, Injection, Insecure Design… trong bộ tài liệu mới phát hành, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng đưa ra quy trình và hướng dẫn cụ thể cho các nhà phát triển phần mềm để kiểm tra với từng lỗ hổng bảo mật dành cho nhà phát triển nhằm phát triển sớm và có phương án xử lý trước khi phát hành ứng dụng.

Cục An toàn thông tin khuyến nghị các đơn vị áp dụng tài liệu “Hướng dẫn kiểm tra an toàn thông tin đối với các lỗ hổng bảo mật phổ biến trên ứng dụng” phiên bản 1.0 trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và phát triển phần mềm.

Trước đó, Cục An toàn thông tin cũng đã ban hành hướng dẫn “Khung phát triển phần mềm an toàn (phiên bản 1.0)”. Các tài liệu này, các tổ chức, doanh nghiệp có thể xem bản đầy đủ trên trang tinnhiemmang.vn

Tác giả: ictnews.vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,756
  • Tháng hiện tại100,738
  • Tổng lượt truy cập18,467,609
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây