Tây Ninh: Quan tâm bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Thứ tư - 29/11/2023 15:57 576 0
Diện tích rừng của tỉnh năm 2013 là 56.946 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 39.450 ha, diện tích rừng trồng 17.496 ha; tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh năm 2013 là 13,8%. Đến năm 2023, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 73.272,53 ha; tỷ lệ che phủ rừng là 16,16%.
Trong 10 năm (từ năm 2013 đến năm 2023), diện tích rừng của tỉnh tăng 9.623,09 ha, độ che phủ rừng của tỉnh tăng 2,36%; tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích người dân tham gia hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ, phát triển rừng; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh.

Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức thực hiện Giám sát đa dạng sinh học và giám sát sử dụng tài nguyên rừng, dịch vụ môi trường rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát; xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, giai đoạn 2014 – 2016.

Tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần cả về số vụ và mức độ thiệt hại; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo theo phương châm “bốn tại chỗ”, nhiều chính sách, chương trình, đề án về bảo vệ và phát triển rừng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường rừng đã được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. 
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện để tạo nguồn thu cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng, tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ rừng.
 
Tỉnh đã xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, cây trồng vật nuôi được ưu tiên bảo vệ. Tăng cường ngăn chặn khai thác, săn bắt, đánh bắt, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã.

Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm, giảm tiêu thụ trái phép các loài hoang dã nguy cấp nhân dịp các sự kiện đặc biệt như ngày quốc tế đa dạng sinh học, các đợt nghỉ lễ, tết,... được tổ chức thường xuyên, với nhiều chương trình hội thảo tập huấn, nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý địa phương, vườn quốc gia, đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.

 
z4928412349304 fb2f4031966117aebca5b735f89a89c8

 
Năm 2024, tỉnh tiếp tục tuyên truyên, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học phù hợp tình hình thực tế của tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; lồng ghép việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quản lý, kiểm tra, kiểm soát sát các hoạt động nuôi, trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chú trọng công tác bảo tồn tại chỗ; quản lý, bảo vệ các loài hoang dã di cư. Xây dựng các hành lang kết nối bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực cửa khẩu biên giới. Phát triển xen canh cây trồng dược liệu và cây trồng có giá trị kinh tế cao trong phát triển rừng của tỉnh.
 

Tác giả: BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay11,806
  • Tháng hiện tại97,762
  • Tổng lượt truy cập18,464,633
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây