Từ ứng phó đến hành động sớm

Thứ tư - 10/05/2023 16:04 571 0
Đó là chủ đề của Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15-22/5 do Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai phát động trong phạm vi cả nước.
Từ ứng phó đến hành động sớm
Backdrop 22 5 2023 1

Năm 2023, tình hình thời tiết, thiên tai được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường. Vì vậy, công tác phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão để hạn chế rủi ro luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, năm 2022, ở nước ta, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần), ghi nhận 1.072 trận thiên tai.

Trong đó, khu vực Hà Nội đã chịu ảnh hưởng của 4 cơn bão, 13 đợt mưa, 22 đợt không khí lạnh, 9 đợt nắng nóng và một số loại hình thiên tai khác như ngập lụt, sạt lở đất, lũ rừng ngang, sét, dông, lốc, cháy rừng tự nhiên… Thiên tai năm 2022 đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021). Riêng Hà Nội, thiên tai năm 2022 đã khiến 4 người chết, 30 nhà dân bị hư hỏng cùng nhiều thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, hệ thống đê điều, thủy lợi…

Trong năm 2023, tính từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận dông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển. Trong đó ngay cuối tháng 3/2023 đã xảy ra nắng nóng vượt lịch sử cùng thời kỳ tại Hòa Bình. Thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Để chủ động phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra cần có chiến lược dài hạn, mang tầm vĩ mô, nhất là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó trước tiên cần nâng cao năng lực dự báo, chất lượng bản tin dự báo thời tiết. Tiếp đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác phòng, chống thiên tai tại các địa phương.

Để làm tốt hơn công tác phòng, chống thiên tai, Bộ TN&MT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn, hải văn trên phạm vi cả nước; cảnh báo, dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ lớn, lũ quét, triều cường, sóng lớn... Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ và công cụ mới nhằm chi tiết hóa, truyền tải các thông tin dự báo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai.

Tác giả: Hữu Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay4,150
  • Tháng hiện tại103,132
  • Tổng lượt truy cập18,470,003
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây