Nội dung cơ bản của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử

Thứ tư - 24/07/2024 09:58 320 0
Ngày 03/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Nghị định quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Nội dung cơ bản của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng; viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi vi phạm được đánh giá phù hợp, đủ sức răn đe, nổi bật, cụ thể:
 
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;

- Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

   + Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

   + Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

   + Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác (Điều 99).

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số (Điều 80)…

 
Ngoài ra, đối với các hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông; Buộc hoàn trả địa chỉ IP, ASN, tên miền; buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật...

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2020, đồng thời bãi bỏ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.
 
 
File đính kèm

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập177
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay5,885
  • Tháng hiện tại129,524
  • Tổng lượt truy cập18,295,395
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây