Từ đó, triển khai thực hiện cải cách TTHC một cách quyết liệt, thực chất, có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương:
Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định TTHC rườm rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các TTHC đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các TTHC khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; khẩn trương hoàn thành rà soát, thống kê, đánh giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp; cung cấp các tiện ích thông minh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi giải quyết hồ sơ TTHC; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân; tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn. Thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân;
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đề ra 08 nhiệm vụ cụ thể của cải cách thủ tục hành chính được trong năm 2021 và những năm tiếp theo như sau:
1. Rà soát, thống kê, cập nhật toàn bộ các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vị, chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ; cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác kết quả rà soát vào phần mềm thống kê, rà soát các quy định.
2. Đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và Cổng tham vấn điện tử theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.
3. Cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất từ 10% - 15% số quy định, số chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020.
4. Rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC thực hiện không hiệu quả (không có hồ sơ phát sinh hoặc là rào cản, tốn kém chi phí người dân, doanh nghiệp,…).
5. Đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người dân, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến (thuế, phí, lệ phí, viện phí,…) trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để giảm thời gian, chi phí thực hiện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo thông suốt, hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công, nhất trong cung cấp dịch vụ công, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
6. Rà soát, tái cấu trúc quy định, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
7. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
8. Triển khai Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Tác giả: Huỳnh Văn Xô
Ý kiến bạn đọc