Nỗ lực đưa sản phẩm nông nghiệp Tây Ninh tham gia sàn thương mại điện tử

Thứ hai - 08/08/2022 07:50 663 0
Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; thực hiện cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, tem truy xuất để minh bạch nguồn gốc và thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.

 

Nỗ lực đưa sản phẩm nông nghiệp Tây Ninh tham gia sàn thương mại điện tử.

Với mục tiêu đẩy mạnh kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giúp các tổ chức doanh nghiệp, người dân nhận biết về lợi ích của ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, UBND tỉnh có kế hoạch số 3608/KH-UBND ngày 15.10.2021 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh; Kế hoạch số 1239/KH-UBND ngày 15.4.2022 về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã cung cấp các thông tin về mùa vụ, dự báo sản lượng, chủng loại, chất lượng, thị trường, các chính sách hiện đang được áp dụng của các loại nông sản, các sản phẩm từ chăn nuôi và danh sách các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện để đưa lên sàn thương mại điện tử.

Sở phối hợp các đơn vị có liên quan tích cực hỗ trợ chủ thể sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên địa bàn tỉnh xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm (nhãn mác, bao gói, truy xuất nguồn gốc…) và chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chí sản phẩm xuất khẩu theo quy định. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT còn phối hợp VNPT Tây Ninh và các đơn vị có liên quan xây dựng thí điểm hệ thống phần mềm OCOP để thúc đẩy sản xuất, quảng bá sản phẩm của tỉnh, kết nối với các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp hướng tới việc công khai minh bạch bảo đảm chất lượng sản phẩm OCOP cũng như phục vụ cho công tác chấm điểm các sản phẩm OCOP của tỉnh được chặt chẽ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 chủ thể OCOP, 23 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp như các đơn vị: Công ty TNHH Tân Nhiên, Công ty TNHH MTV ong mật Bảo An Tây Ninh, trại dế Oanh Vĩnh, cơ sở chế biến kỹ nghệ thực phẩm Phú Gia Bảo; HTX cây ăn trái Bàu Đồn; HTX mãng cầu Thạnh Tân; HTX nông nghiệp Truông Mít… đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử trong nước như: Lazada; Sendo; Voso; Postmart. Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử còn gặp một số khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở NN&PTNT nhận định: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều loại sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất, chế biến hoạt động ở quy mô nhỏ, theo mùa vụ, thiếu sự đầu tư về thương hiệu, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… Người sản xuất, kinh doanh vẫn còn nặng về hình thức kinh doanh truyền thống; việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh chưa nhiều vì cần phải thành thạo việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, nhưng người sản xuất đa phần lớn tuổi nên việc tiếp cận công nghệ còn hạn chế. Đối với các doanh nghiệp, HTX hoạt động có hiệu quả thì việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử dễ dàng và luôn ở thế chủ động. Đối với người dân, việc mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, qua các trạng mạng xã hội đã quen dần- nhất là sau các đợt dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia sàn thương mại điện tử vẫn chưa nhiều, chỉ 23/113 HTX nông nghiệp, khoảng 20%”.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh việc đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tham gia sàn thương mại điện tử, Sở NN&PTNT tăng cường thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; thực hiện cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, tem truy xuất để minh bạch nguồn gốc và thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.

Đơn vị cũng tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và người dân kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản, phát triển thương mại điện tử, đặc biệt các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức lớp tập huấn về thí điểm hệ thống phần mềm OCOP; phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức lớp tập huấn sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, chủ thể OCOP, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại nông nghiệp. Mặt khác, Sở NN&PTNT sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ liên kết và tiêu thụ sản phẩm nhằm khuyến khích các chủ thể trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng nông, lâm, thuỷ sản.

Nguồn: Báo Tây Ninh Online

Tác giả: Nguyệt Nguyễn Thị

Nguồn tin: baotayninh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay11,244
  • Tháng hiện tại159,977
  • Tổng lượt truy cập18,325,848
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây