Việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân luôn được quan tâm thực hiện; việc đăng tải, cung cấp thông tin được thực hiện thường xuyên, kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của các tổ chức và cá nhân.
Từ khi triển khai thực hiện Luật Tiếp cận thông tin đến nay, không có hành vi vi phạm pháp luật tiếp cận thông tin, không có các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến cung cấp, công khai thông tin, góp phần tạo điệu kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin, công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ở một số cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức gặp khó khăn, lúng túng; có lúc, có nơi, việc triển khai thực hiện Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP của Chính phủ chưa kịp thời, đồng bộ; một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời ban hành quy chế nội bộ về cung cấp thông tin; việc khai thác thông tin trên mạng internet của một bộ phận người dân còn hạn chế.
Thực hiện sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ Tư pháp về công tác thi hành Luật Tiếp cận thông tin, đồng thời, trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại, hạn chế trong triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP tại địa phương; ngày 29/12/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 4312/UBND-NC về việc đẩy mạnh việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin. Qua đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả một các nội dung cụ thể gồm:
Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin tại cơ quan, đơn vị, địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, đặc biệt là người dân ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn. Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực cho người làm đầu mối cung cấp thông tin. Tổ chức tập huấn Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP cho cán bộ, công chức tham mưu triển khai thực hiện công tác thi hành Luật Tiếp cận thông tin của cơ quan, đơn vị. Các cơ quan, đơn vị khẩn trương rà soát, ban hành quy chế nội bộ về cung cấp thông tin.
Thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin của người khuyết tật thông qua các biện pháp: đào tạo ngôn ngữ, ký hiệu cho công chức, viên chức, đặc biệt là người được phân công hỗ trợ những đối tượng này; cài phần mềm đọc văn bản để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người khuyết tật. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp thông tin, công khai thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin dễ dàng, nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số, chính quyền số, đô thị thông minh. Kịp thời hướng dẫn người dân cách khai thác thông tin trên mạng internet. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường rà soát, đề xuất sửa đổi, bãi bỏ các quy định pháp luật, các thủ tục hành chính không phù hợp, các giấy tờ không cần thiết; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhất là các lĩnh vực được người dân quan tâm như: đất đai, xây dựng, đầu tư, kinh doanh, lao động, việc làm....
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của người dân để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với Điều 3 của Luật Tiếp cận thông tin, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quyền tiếp cận thông tin. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trên địa bàn cấp huyện