Đặc biệt, tại TP.HCM đã tuyên bố dịch sởi sau khi số ca mắc tăng đột biến. Bộ Y tế đã khuyến cáo các bậc phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đặc biệt là mũi tiêm sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi và mũi sởi-rubella khi trẻ 18 tháng tuổi, để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch tròng thời gian tơi.
Theo đó, triệu chứng của bệnh sởi ở giai đoạn khởi phát cụ thể như:
- Sốt cao: Sốt có thể lên đến 39-40°C.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Chảy nước mũi và ho.
- Mắt đỏ: Viêm kết mạc mắt, mắt đỏ và nhạy cảm với ánh sáng.
- Nổi mẩn Koplik: Các đốm trắng nhỏ xuất hiện bên trong miệng (dấu hiệu đặc trưng của sởi)
Giai đoạn phát ban:
- Phát ban: Ban đỏ xuất hiện trên mặt và lan xuống khắp cơ thể trong 3-4 ngày.
- Ngứa: Một số người có thể cảm thấy ngứa tại vùng da có ban.
Giai đoạn hồi phục:
- Ban dần mờ đi: Các nốt ban dần biến mất, để lại vết thâm trên da.
Cách phòng ngừa bệnh sởi:
Tiêm chủng: là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Trẻ em cần được tiêm vaccine sởi vào lúc 9 tháng tuổi và tiêm mũi sởi-rubella khi 18 tháng tuổi.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân:
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với dịch tiết.
- Che miệng và mũi: Khi ho hoặc hắt hơi, nên dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng và mũi để ngăn ngừa sự lây lan của virus.
Tránh tiếp xúc với người bệnh: Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có người mắc sởi, cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp và khuyến khích người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám hoặc cách ly để ngăn ngừa lây nhiễm.
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: thường xuyên vệ sinh nơi ở, giữ thông thoáng nhà cửa và tránh những nơi đông người trong thời gian có dịch.
Bằng cách ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và khả năng chống lại bệnh tật