Ngoài ra, tăng cường xây dựng các thể chế để bảo vệ quyền con người, tăng khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế trong xã hội, như: người bán dâm, nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm vào hệ thống an sinh xã hội. Từng bước xã hội hóa, xây dựng cơ chế chính sách; huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và các thiết chế xã hội (gia đình, nhà trường) vào công tác phòng ngừa mại dâm.
Theo đó, UBND các cấp phải đưa công tác phòng, chống mại dâm là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ đạo thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống mại dâm gắn với các chương trình an sinh xã hội ở địa phương như: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người. Ưu tiên nguồn lực cho các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.
Từ đó, có giải pháp thiết thực hỗ trợ người hoạt động mại dâm hòa nhập cộng đồng, đảm bảo các quyền cơ bản, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng để họ được tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập xã hội.