Cảnh giác trước nhiều thủ đoạn lừa đảo mạo danh trên mạng xã hội

Thứ năm - 11/07/2024 09:06 99 0
Vừa qua, Cục An toàn thông tin đã thống kê 5 hình thức lừa đảo trực tuyến nổi bật trong tuần qua, từ ngày 01/7 đến 07/7. Cụ thể:


Mạo danh ngân hàng, hướng dẫn người dùng xác thực sinh trắc học

Lợi dụng chính sách yêu cầu cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến, các đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi mạo danh cán bộ làm việc tại ngân hàng, chủ động liên hệ với nạn nhân nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Theo Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà Nước, từ ngày 01/07/2024, người dân phải cập nhật sinh trắc học khuôn mặt khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng. Lợi dụng điều này, các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ ngân hàng gọi điện, liên hệ nạn nhân thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo,... từ đó đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân quan trọng.

120240707132417 1720398109896 17203981102981320047328
 

Theo đó, khi liên hệ với người dân, các đối tượng yêu cầu cung cấp các dữ liệu cá nhân như địa chỉ nhà, ảnh chụp 2 mặt căn cước công dân, thông tin tài khoản ngân hàng,... Trong nhiều trường hợp còn dụ dỗ thực hiện cuộc gọi video nhằm thu thập giọng nói, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ của nạn nhân. Sau khi thành công đánh cắp dữ liệu, các đối tượng sẽ dễ dàng đăng nhập được vào các ứng dụng ngân hàng, thanh toán trực tuyến nhằm thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân, chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng dụ dỗ người dân tải các phần mềm giả mạo có chứa mã độc thông qua đường dẫn được đính kèm trong các tin nhắn mà chúng gửi nhằm dễ dàng theo dõi các thao tác mà nạn nhân thực hiện trên thiết bị của mình, từ đó khai thác sâu hơn các thông tin quan trọng.

Trước thực trạng lửa đảo diễn ra, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh khuyến cáo người dân cảnh giác trước các tin nhắn, cuộc gọi yêu cầu, hỗ trợ cập nhật sinh trắc học khuôn mặt. Khi được liên hệ bởi các cá nhân tự xưng là cán bộ làm việc tại ngân hàng, cơ quan công an, người dân cần xác minh lại thông qua số điện thoại được cung cấp trên cổng thông tin chính thống của các đơn vị trên. Tuyệt đối không ấn vào những đường link lạ, không cài đặt phần mềm từ nguồn không xác định.

Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo với các lực lượng chức năng, cơ quan công an địa phương nhằm truy vết đối tượng và kịp thời ngăn chặn.
 

Mạo danh công an hướng dẫn cài đặt phần mềm dịch vụ công

Các đối tượng chủ động liên hệ nạn nhân thông qua điện thoại, thông báo rằng CCCD/tài khoản định danh của nạn nhân đã hết hạn, bị lỗi hoặc cần cập nhật dữ liệu, yêu cầu khắc phục các vấn đề trên thông qua phần mềm giả mạo do chúng cung cấp. Sau khi cài đặt phần mềm, kẻ lừa đảo sẽ truy cập được vào quyền điều khiển thiết bị của nạn nhân, thực hiện chiếm đoạt tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

 

canh bao lua dao truc tuyen tuan 27 2 1 463
 

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác trước chiêu trò kể trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm lạ, truy cập vào các đường link lạ. Khi nhận được thông báo liên quan tới việc sử dụng phần mềm dịch vụ công, người dân chỉ nên sử dụng các ứng dụng được tải từ nguồn chính thống như AppStore (Đối với người dùng IOS) và Ch Play (Đối với người dùng Android) hoặc trực tiếp đến các cơ quan địa phương để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng. Khi phát hiện thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần nhanh chóng trình báo với lực lượng chức năng nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo và truy vết đối tượng.

Lừa đảo bằng hình thức bình chọn ca sĩ, "nghe nhạc online"

Theo đó, các đối tượng kết bạn và gửi tin nhắn giới thiệu việc làm tại nhà, hứa hẹn kiếm tiền mà không mất bất kỳ một khoản phí nào qua Telegram. Sau đó yêu cầu nạn nhân nghe các bài nhạc được chỉ định, đăng nhập và bỏ phiếu bình chọn cho ca sĩ. Mỗi lượt bình chọn sẽ nhận được 35.000-80.000 đồng thời gửi đường dẫn truy cập vào ứng dụng Zing Mp3 giả mạo.
 

320240707132450 1720398109897 17203981102351718669334
 

Sau đó, nạn nhân được yêu cầu phải nộp số tiền cọc với điều kiện sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ trả lại tiền, nhằm dụ dỗ nạn nhân liên tiếp tham gia các nhiệm vụ bình chọn để nhận điểm thưởng với số tiền nộp vào ngày càng nhiều hơn. Khi nạn nhân có nhu cầu rút tiền, các đối tượng liên tục đưa ra lý do nhằm trì hoãn thủ tục rút tiền nạn nhân.

Trước thực trạng lừa đảo diễn ra, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh khuyến cáo người dân cảnh giác trước các lời mời gọi, dụ dỗ tham gia vào các công việc kiếm tiền tại nhà. Khi nhận được tin nhắn đến từ đối tượng lạ thông qua nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, Telegram,... người dân tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc hoặc bất kỳ khoản phí nào khi chưa xác minh được danh tính của đối tượng. Khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại các đoạn hội thoại, thông tin của đối tượng, sau đó trình báo với các cơ quan công an địa phương nhằm truy vết và kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.

 

Tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay8,131
  • Tháng hiện tại85,394
  • Tổng lượt truy cập18,452,265
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây