Bệnh lao kháng thuốc, cơ hội điều trị khỏi bệnh vẫn còn

Thứ năm - 04/04/2024 14:33 4.416 0
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống bệnh Lao. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quốc tế đã tham gia vào công tác kiểm soát để chấm dứt bệnh Lao.
Bệnh lao kháng thuốc, cơ hội điều trị khỏi bệnh vẫn còn

Hoạt động phòng, chống bệnh Lao đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong thời gian qua. Hằng năm, tập trung phát hiện được trên 100.000 bệnh nhân Lao, tỷ lệ điều trị thành công bệnh Lao đạt >90%, đang triển khai nhiều sáng kiến, kỹ thuật mới trong công tác phòng, chống bệnh Lao nên tỷ lệ phát hiện bệnh Lao được phục hồi rất nhanh sau dịch Covid 19. Hệ thống phòng, chống bệnh Lao đã xây dựng và triển khai hoạt động trên toàn quốc từ Trung ương tới địa phương. Tình trạng bệnh Lao và Lao kháng thuốc đang từng bước được kiểm soát.

Công tác phòng, chống bệnh Lao chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư đồng bộ, toàn diện; hệ thống làm công tác phòng, chống bệnh Lao còn hạn chế, công tác phòng, chống bệnh Lao tại hệ thống y tế cơ sở chưa đồng đều và hiệu quả chưa cao; người dân còn kỳ thị, mặc cảm, chưa quan tâm đúng mức đến trách nhiệm và quyền lợi chăm lo sức khỏe cho mình, không thấy được sự nguy hiểm của việc giấu bệnh,...

Việt Nam là một trong trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Lao không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.

Mặc dù, bệnh lao có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng trên thế giới mỗi ngày vẫn còn hơn 4.100 người tử vong và gần 30.000 người mắc bệnh này. Tại Việt Nam, hằng năm số người tử vong do bệnh Lao còn cao, khoảng 13.000 người; còn nhiều người mắc bệnh Lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tình hình bệnh Lao tại Việt Nam còn rất nặng nề, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh Lao và Lao kháng thuốc cao nhất thế giới. (Lao kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng về y tế công cộng)

Việt Nam hằng năm có hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết do bệnh lao (báo cáo WHO 2020). Mỗi năm Việt Nam đã phát hiện và điều trị hết bệnh cho trên 100.000 bệnh nhân lao. Hiện nay, cả nước duy trì tỷ lệ khỏi bệnh là trên 90% những trường hợp lao mới phát hiện và 70% bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn.

Dữ liệu giám sát gần đây cho thấy tỷ lệ lưu hành bệnh lao kháng thuốc đã tăng lên mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Bệnh lao kháng thuốc thường phát sinh thông qua việc lựa chọn các chủng vi khuẩn đột biến do không tuân thủ điều trị tốt. Chủng vi khuẩn kháng thuốc này lây cho người khác. Do đó, đã phát hiện những người bệnh nhiễm chủng kháng thuốc ngay lần đầu tiên mắc lao.

Bệnh lao là một vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến tình trạng hạn chế tiếp cận các dịch vụ thiết yếu về chăm sóc sức khỏe, thiếu cơ sở hạ tầng để phát hiện và điều trị bệnh lao. Hiện nay, bệnh Lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Nó còn đáng sợ hơn khi dễ dàng lây lan ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay. Bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Bệnh nhân tử vong chủ yếu là do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng, giảm nhanh dịch tễ bệnh lao và giảm gánh nặng tác hại của bệnh lao gây ra cho gia đình và xã hội.

Bệnh lao có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, việc điều trị lành bệnh lao sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Với 70% người mắc bệnh lao trong độ tuổi lao động, các gia đình đối mặt với những chi phí lớn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. Chi phí gián tiếp lớn nhất của bệnh lao đối với bệnh nhân là thu nhập bị mất do tình trạng bệnh quá nặng không thể làm việc được. Vì vậy, bệnh lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Bất cứ ai cũng có thể mắc lao, nhưng người thu nhập thấp có nguy cơ mắc lao cao hơn 2,5 lần và “đói nghèo” đã khiến họ không đủ điều kiện để tiếp cận việc điều trị chữa lành bệnh hoàn toàn.

Bệnh lao có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ phác đồ điều trị
 

benh lao 2
Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong điều trị hằng ngày cho đến khi khỏi bện

Hiện nay điều trị bệnh lao có 2 phác đồ. Đó là phác đồ điều trị lao thường (còn gọi là lao nhạy cảm) và phác đồ điều trị lao kháng thuốc (gồm các nhóm lao kháng đơn thuốc, đa thuốc, tiền siêu kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc). Trong đó, nhóm lao nhạy cảm có thời gian điều trị khoảng 6-9 tháng là dứt bệnh. Còn nhóm lao kháng thuốc điều trị rất khó khăn, thời gian kéo dài từ 9-20 tháng.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác điều trị bệnh lao hiện cũng gặp không ít khó khăn. Bắt nguồn từ chính người bệnh không tuân thủ điều trị; một số loại thuốc gây tác dụng phụ như: mệt mỏi khiến người bệnh bỏ thuốc không uống, dùng thuốc không đúng quy định, uống thuốc không đúng liều. Ngoài ra, việc bệnh nhân uống rượu bia, hút thuốc lá cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc... dẫn tới lao kháng thuốc.

Lao kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc là tình trạng nguy hiểm với cộng đồng bởi việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn và tốn kém. Để người bệnh không mắc lao kháng thuốc, người mắc bệnh lao thông thường (chưa phải kháng thuốc) cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, có thể gặp một số yếu tố bất lợi do thuốc gây nên như: dị ứng, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, thị lực, thính lực, xương khớp..., người bệnh cần gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phối hợp kịp thời.

Nếu không may bị bệnh lao kháng thuốc, cơ hội điều trị khỏi bệnh vẫn còn. Lúc này, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong điều trị hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh. Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị, phải báo cho nhân viên y tế để được hướng dẫn giải quyết, tránh tình trạng bỏ điều trị giữa chừng làm phát sinh lao đa kháng thuốc, tiền siêu kháng, hoặc siêu kháng thuốc. Khi đó, việc điều trị cực kỳ khó khăn mà kết quả không khả quan.

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm52
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay4,561
  • Tháng hiện tại90,517
  • Tổng lượt truy cập18,457,388
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây