“BÌNH TĨNH SỐNG ĐỂ CHỐNG DỊCH LÂU DÀI”

Thứ sáu - 03/09/2021 14:39 3.994 0
Ngày 2/9, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Tiểu ban Truyền thông (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) ký ban hành kế hoạch truyền thông chống dịch Covid-19 với thông điệp: "Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài".

Căn cứ các ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Tiểu ban Truyền thông ban hành Kế hoạch theo từng tuần, phù hợp với kịch bản, kế hoạch chống dịch của các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội. Kế hoạch này có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với diễn biến chống dịch ở địa phương.

Không thể trông chờ loại bỏ hoàn toàn virus mới bình thường

Với các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội, Tiểu ban Truyền thông yêu cầu truyền đi nhận thức thống nhất về việc cần có kế hoạch sống, lao động sản xuất, kinh doanh song song với kế hoạch chống dịch lâu dài. Trong đó, tập trung vào thông điệp: “Không thể trông chờ một kết quả là loại bỏ hoàn toàn được virus ra khỏi cộng đồng rồi mới cho cuộc sống trở lại bình thường”; làm rõ quan điểm: “chống dịch thành công là bảo vệ được mạng sống của nhân dân và bảo vệ được hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương, đi lại, bảo vệ nền kinh tế”.

Cuộc chiến chống dịch còn lâu dài, nhưng cần có giải pháp, tiêu chí và những ưu tiên mới để nhân dân cả nước có thể bình tĩnh sống và cùng chống dịch, không cầu toàn, không nóng vội.

Lạc quan và giữ niềm hi vọng

Đồng thời, Tiểu ban truyền thông cũng mong muốn truyền đi thông điệp và phản ánh thực tế về sự lạc quan và niềm hi vọng có thể bình tĩnh sống và đối phó lâu dài với dịch bệnh.

Đó là hi vọng và thực tiễn chữa khỏi bệnh khi F0 được chăm sóc đúng cách và sớm ngay tại cộng đồng, gia đình (ví dụ: mô hình “túi thuốc an sinh”); Hi vọng và thực tiễn về giải pháp kiểm soát đi lại bằng công nghệ + xét nghiệm + tiêm chủng cho các lực lượng đảm bảo các dịch vụ thiết yếu (các hoạt động chăm sóc y tế, thiện nguyện, chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm, thuốc men, trang thiết bị y tế, oxy, các dịch vụ thiết yếu khác như điện, nước...); Hi vọng về cuộc sống sắp trở lại trạng thái “bình thường mới” với những giải pháp phòng, chống dịch vừa nghiêm ngặt, vừa linh hoạt, đảm bảo không “đứt gãy”, không giãn cách, phong toả mãi trên diện rộng, không thụ động chờ đợi, ỷ lại Nhà nước.

Tạo nhiều “vòng tròn nhỏ” bảo vệ nhau

Theo Kế hoạch, ngành truyền thông cũng được đề nghị phải phản ánh thực tế về khả năng tự lực, tự cường, tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong bối cảnh đại dịch. Cụ thể, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, mỗi khu phố, thôn, ấp... giúp đỡ ngay chính mình, người thân trong gia đình, người lao động trong doanh nghiệp các nhu cầu thiết yếu, tạo thành nhiều “vòng tròn nhỏ” để bảo vệ nhau trong đại dịch.

Bên cạnh đó, cần động viên sức mạnh tinh thần, củng cố niềm tin, giải quyết các vấn đề tâm lý của người dân, của đội ngũ y tế và các lực lượng tuyến đầu, với mục tiêu ổn định “an sinh tinh thần” trong và sau đại dịch, hạn chế đến mức thấp nhất các “tổn thương tinh thần” do ảnh hưởng, di chứng của dịch bệnh và do giãn cách kéo dài.

Những việc cần làm ngay

Căn cứ kế hoạch này, Sở Thông tin truyền thông, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, viễn thông, chủ động căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông phù hộ với thực tế địa phương.

Trong đó, quan tâm việc thực hiện các giải pháp đồng bộ về phòng chống dịch, an sinh xã hội và các phương án đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”, trên cơ sở đúc kết bài học kinh nghiệm, cách làm hay từ các địa phương.

Tiểu ban Truyền thông yêu cầu các Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu lãnh đạo các cấp tăng cường đối thoại trực tiếp với dân thông qua các phương tiện, hạ tầng truyền thông tương tác (phát thanh, truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội) để lắng nghe ý kiến Nhân dân, giải quyết các nhu cầu bức thiết về an sinh xã hội, về điều trị bệnh và tham khảo ý kiến người dân trước khi ban hành ý kiến có ảnh hưởng đến sức khoẻ và an sinh của người dân.

Tiểu ban Truyền thông mong muốn công tác tuyên truyền để truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch Covid-19; phát huy hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay3,137
  • Tháng hiện tại9,223
  • Tổng lượt truy cập18,515,618
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây