Thích ứng an toàn để trở lại cuộc sống “bình thường mới”

Thứ ba - 07/09/2021 15:34 2.833 0
Đó là thông điệp mà Tiểu ban Truyền thông đã nhấn mạnh tại Kế hoạch truyền thông phòng chống dịch Covid-19 ban hành ngày 06/9/2021.
Kế hoạch truyền thông sẽ diễn ra từ ngày 07/9-14/9/2021. Tiểu ban Truyền thông lưu ý hệ thống báo chí cần truyền thông có điểm nhấn, phân tích, so sánh dựa trên cơ sở số liệu và đánh giá khoa học đối với tình hình diễn biến của dịch bệnh và kết quả của công tác điều trị, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống tiếp tục trở lại bình thường.
Tiếp tục truyền đi thông điệp về công tác phòng, chống dịch đang đi dúng hướng, phù hợp với diễn biễn tình hình và điều kiện của nước ta; các giải pháp đồng bộ về giãn cách xã hội, điều trị, đảm bảo an sinh, xã hội, an ninh trật tự được người dân đồng tình; đặc biệt với việc lấy xã, phường, thị trấn làm “pháo đài”, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế từ sớm, từ xa ngay tại xã, phường, thị trấn, công tác điều trị đã có những kết quả tích cực trong việc hạn chế các trường hợp tử vong...
Truyền đi thông điệp về việc giãn cách xã hội để chuyển dần sang trạng thái “bình thường mới”; Sau giãn cách phải đạt được cái gì? Giãn cách xã hội là sự hi sinh, bởi vậy việc giãn cách xã hội phải làm triệt để và trong thời gian ngắn, đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh; dứt khoát không để tình trạng giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội; Giãn cách đi cùng với xét nghiệm nhanh, 100% dân số thì hiệu quả chống dịch tăng gấp đôi...; Có các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vắc xin hơn trong một đến hai tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vắc xin. Khi đã thực hiện được mục tiêu về tiêm vắc xin thì có thể thiết lập kịch bản thích ứng an toàn: Giao thông an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn, dịch vụ an toàn..., cùng với việc mỗi người có ý thức an toàn để bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ cộng đồng.
Truyền đi thông điệp Việt Nam luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh; trong đó luôn cầu thị lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; có kế hoạch phục hồi kinh tế “thích ứng an toàn” với dịch bệnh trên tinh thần sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất.
Truyền đi thông điệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các, bộ, ngành đang quyết liệt đẩy mạnh ngoại giao vắc xin nhằm đưa vắc xin về nước nhiều nhất, nhanh nhất để tiêm cho nhân dân; thông tin về việc chúng ta sẽ nhận hàng chục triệu liều vắc xin trong tháng 9/2021 và các hãng vắc xin đang đẩy nhanh tiến độ bàn giao vắc xin cho Việt Nam.
Phản ánh thực tế điều hành, chỉ đạo chống dịch tại các cấp chính quyền, địa phương, trong đó chú trọng việc kiểm tra qua hệ thống trực tuyến ở những nơi đã triển khai xuống tận cấp phường, xã; ủng hộ phương châm “giao đâu kiểm tra đấy” để tăng cường hiệu quả giám sát, tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở.
Truyền thông mạnh, rộng khắp về việc ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch, kiểm soát cuộc sống trong khi chuyển trạng thái và phục vụ điều hành kinh tế xã hội sau dịch. Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số không phải là giải pháp tạm thời để đối phó với dịch bệnh mà là giải pháp chiến lược, lâu dài.
Phân tích, so sánh cách triển khai các giải pháp chống dịch (cả giải pháp y tế và phi y tế) và đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương đang thực hiện giãn cách để tổng kết, chỉ ra cách làm, mô hình phù hợp, ưu việt của mỗi địa phương để các nơi khác tham khảo, phản biện xây dựng. Có 2 việc chắc chắn phải làm tốt hơn trong thời gian tới để nhân dân có niềm tin hơn vào những nỗ lực và kết quả chống dịch, khôi phục kinh tế của Chính phủ: thứ nhất là phải có sự học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương để có cùng những cách làm hay, cách quản lý thống nhất, cách đánh giá thống nhất về nguy cơ dịch bệnh để áp dụng các biện pháp an sinh xã hội, chăm sóc F0 và theo dõi F1 ngay tại cộng đồng với đầy đủ thuốc men, phác đồ điều trị và các điều kiện đảm bảo an sinh, an toàn. Thứ hai là phải có quy trình nghe dân, hỏi dân để làm cơ sở ra những quyết định đúng pháp luật, đúng nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp, để thực đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra là “Dân biết, Dân hiểu, Dân tin, Dân theo, Dân làm”. Rất cần có một “cẩm nang chống dịch” được tổng hợp từ kinh nghiệm thời gian qua tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương.
Việc phải tiếp tục có chính sách đưa người lao động ngoại tỉnh đang bị kẹt ở TP. Hồ Chí Minh ( tới đây có thể sẽ là Hà Nội và các tỉnh phía Nam) trở về quê an toàn theo nguyện vọng giãn cách tiếp tục kéo dài. Rất cần có sự chuẩn bị về chủ trương, cách làm và kế hoạch truyền thông cho vấn đề này.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay10,602
  • Tháng hiện tại96,558
  • Tổng lượt truy cập18,463,429
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây