Hành trình xanh - Cùng chung tay bảo vệ môi trường

Thứ sáu - 27/09/2024 09:07 8 0
Đó là chủ đề của Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Ôxtrâylia khởi xướng, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động hưởng ứng trên phạm vi toàn cầu kể từ năm 1993 (tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm). Đến nay, Chiến dịch đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu lượt người và hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới, trở thành phong trào cộng đồng rộng khắp, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của toàn nhân loại đối với các vấn đề về môi trường.
Hành trình xanh - Cùng chung tay bảo vệ môi trường
Theo đó, Chiến dịch cũng là dịp để tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng toàn thể cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện chất lượng môi trường; thực hiện thu gom, xử lý, tái chế rác thải; kiên quyết từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy... Qua đó giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
 

Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch từ năm 1994 và sự kiện này trở thành hoạt động thường niên, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố cũng như mọi tầng lớp nhân dân trên phạm vi cả nước. Công tác phối hợp, tổ chức triển khai từ Trung ương đến địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống sinh kế của người dân, tiêu biểu như: Phong trào trồng cây hướng tới mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động; Phong trào Chống rác thải nhựa; Chiến dịch ra quân làm sạch môi trường...
 

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 với chủ đề “Hành trình xanh - Cùng chung tay bảo vệ môi trường” là cơ hội để nhìn nhận, xác định các vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường; đồng thời, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn; ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo từ cộng động và người dân trên cả nước, không chỉ đơn thuần là hoạt động cộng đồng có ý nghĩa sâu sắc mà còn là bước đi thiết thực để Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm trong công cuộc bảo vệ hành tinh xanh, chống lại biến đổi khí hậu
 

Tại tỉnh Tây Ninh, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tây Ninh được xếp thứ 6/63 tỉnh thành về kết quả bảo vệ môi trường trong năm 2022, với 65,08 điểm. Tỉnh đã thực hiện nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ và cải thiện các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt tập trung vào các sông lớn như sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng. Đây là những nguồn nước quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp, và sinh hoạt của người dân trong khu vực.
 

Các chương trình quan trắc chất lượng nước đã được triển khai nhằm giám sát mức độ ô nhiễm và đảm bảo tính bền vững của các hệ sinh thái này. Quan trắc được thực hiện từ 4-12 lần mỗi năm, tùy theo điều kiện và tình trạng ô nhiễm. Trong mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5), tần suất quan trắc tại những vị trí nhạy cảm như khu vực rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông, được tăng cường lên mức 1 lần/ngày để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các nguồn gây ô nhiễm.
 

Bên cạnh đó, Tây Ninh cũng đẩy mạnh việc kiểm soát các nguồn chất thải từ các cơ sở, cụm, khu công nghiệp, yêu cầu các cơ sở công nghiệp lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và giám sát chặt chẽ các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Các hành vi vi phạm quy định về môi trường đều được xử lý nghiêm khắc​. Ngoài ra, tỉnh thường xuyên thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường đặc biệt trong việc giảm thiểu sử rác thải nhựa và phân loại rác tại nguồn.

Những nỗ lực này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của thiên tai. Đồng thời, các hoạt động còn giúp hình thành ý thức sống thân thiện với môi trường, hướng đến phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn; tạo sức lan toả và sự chuyển biến quan trọng tới toàn thể cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, điển hình như các phong trào: Ra quân làm sạch môi trường, thu gom rác thải, trồng cây xanh, làm sạch biển, nhân rộng các mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn, triển khai tuyên truyền đưa các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường vào cuộc sống dân sinh...

Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2024 không chỉ là một hoạt động cộng đồng có ý nghĩa sâu sắc mà còn là bước đi thiết thực để Việt Nam nói chung và của tỉnh Tây Ninh nói riêng trong việc tiếp tục khẳng định vai trò và trách nhiệm trong công cuộc bảo vệ hành tinh xanh, chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay2,695
  • Tháng hiện tại161,161
  • Tổng lượt truy cập18,097,506
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây