Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ năm - 06/10/2022 11:03 794 0
Thời gian qua các ngành, các cấp có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản và đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục chấn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý khai thác khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và khắc phục hạn chế, bất cập theo kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh của Hội đồng nhân dân tỉnh. 
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Sở Xây dựng căn cứ vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đã được phê duyệt, trên cơ sở đánh giá nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường của địa phương, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch khai thác khoáng sản hằng năm phù hợp với nhu cầu thực tế, làm cơ sở cấp phép thăm dò, khai thác, cũng như đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đề xuất điều chỉnh (nếu cần thiết) đối với Quy hoạch khoáng sản năm 2018. Xác định trách nhiệm các đơn vị có liên quan đến các sai sót trong quy hoạch đối với các điểm mỏ chuyển tiếp quy hoạch cũ.
Thực hiện công khai, minh bạch Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Tăng cường công tác kiểm tra quản lý nhà nước về giá cả vật liệu xây dựng thông thường, nhất là cát xây dựng, không để biến động lớn về giá, ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và dân sinh.
Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản khu vực hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn.
 Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quản lý khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản và người dân nơi có khoáng sản; tổ chức hội nghị chuyên đề về khoáng sản. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho Lãnh đạo, cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã về những quy định, cách thức thực hiện trong quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
 Nâng cao chất lượng công tác đánh giá trữ lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phân loại khoáng sản ở khâu thăm dò để cấp phép khai thác và phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đúng về chủng loại, trữ lượng; Thực hiện rà soát lại các giấy phép đã cấp để bổ sung đánh giá đầy đủ các loại khoáng sản theo thực tế đang khai thác để thu đúng thu đủ các nghĩa vụ tài chính.
 Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan thực hiện công khai, minh bạch công tác cấp phép hoạt động khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản tại nơi khai thác để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở địa phương, cộng đồng dân cư biết và tham gia giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất điều chỉnh khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đối với việc đề xuất cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản nằm trong khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
137 2022 20200318 150238 jpg
Một bãi tập kết cát khai thác trong lòng hồ Dầu Tiếng tại huyện Tân Châu. Ảnh: Minh Dương
 
Chủ động tăng cường kiểm tra, giám sát sau cấp phép khai thác, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về khoáng sản (Không đảm bảo hồ sơ thủ tục, trạm cân, camera tại điểm mỏ khai thác; khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế; việc khai thác, vận chuyển khoáng sản, công tác kiểm đếm trữ lượng, độ sâu; các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép,....) xem xét thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản đối với những trường hợp tái phạm, không khắc phục những vi phạm theo yêu cầu của cơ quản lý nhà nước theo đúng quy định pháp luật.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định. Đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại toàn bộ các mỏ đã ngừng khai thác giai đoạn trước, các khu vực có hầm sâu dạng “da beo” và đề ra các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường để đảm bảo an toàn.
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Quỹ Bảo vệ môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan rà soát các khoản thu từ hoạt động khoáng sản, có cơ chế phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và đầu tư lại cho địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin số điện thoại, đường dây nóng của các Sở, ngành liên quan của UBND huyện, xã của 02 tỉnh tại khu vực giáp ranh để người dân được biết, kiểm tra giám sát, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng xử lý khi phát hiện sai phạm. Đồng thời yêu cầu UBND 02 huyện giáp ranh và UBND 02 xã giáp ranh cung cấp số điện thoại, đường dây nóng giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về khoáng sản trên địa bàn giáp ranh.
Sở Công Thương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát sau cấp phép khai thác, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về khoáng sản (Không đảm bảo hồ sơ thủ tục, trạm cân, camera tại điểm mỏ khai thác; khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế; việc khai thác, vận chuyển khoáng sản, công tác kiểm đếm trữ lượng, độ sâu; các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép,....). Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản khu vực hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát định hướng về nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng (đất, sỏi, cát, đá...) cho các dự án ngành giao thông quản lý để làm cơ sở cho Sở Xây dựng lập Kế hoạch khai thác hàng năm. Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản khu vực hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn.
Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra tải trọng phương tiện trên các tuyến đường.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế phối hợp và xử lý trách nhiệm khi xảy ra vi phạm trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó cần phát huy vai trò của cơ quan Công an. Chủ động tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép khai thác, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về khoáng sản (Không đảm bảo hồ sơ thủ tục, trạm cân, camera tại điểm mỏ khai thác; khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế; việc khai thác, vận chuyển khoáng sản, công tác kiểm đếm trữ lượng, độ sâu; các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép,....) đề xuất thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản đối với những trường hợp tái phạm, không khắc phục những vi phạm theo yêu cầu của cơ quản lý nhà nước đúng quy định pháp luật.
Tập trung tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện trên địa bàn tỉnh; trong đó chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện trên các tuyến đường giao thông, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), các tuyến đường nhánh gần khu vực Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.
Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý thuế đối với các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong thực thi pháp luật về thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước; chống thất thu thuế.
 Sở Tài chính chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Quỹ Bảo vệ môi trường rà soát các khoản thu từ hoạt động khoáng sản, có cơ chế phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản để thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và đầu tư lại cho địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý nhà nước về giá cả vật liệu xây dựng thông thường, nhất là cát xây dựng, không để biến động lớn về giá, ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và dân sinh.
Sở Thông tin truyền thông phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoạt động khoáng sản liên thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã (bao gồm kho dữ liệu từ quy hoạch, giấy phép, tài chính, kết quả thanh tra, kiểm tra, đóng cửa mỏ,.. đến việc đầu tư hệ thống camera giám sát, định vị hành trình khai thác và kết nối dữ liệu đến cơ quan chức năng và Trung tâm Giám sát điều hành kinh tế xã hội tỉnh để thực hiện giám sát thường xuyên).
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quản lý khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản và người dân nơi có khoáng sản; tổ chức hội nghị chuyên đề về khoáng sản. Chủ động tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép khai thác, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về khoáng sản (Không đảm bảo hồ sơ thủ tục, trạm cân, camera tại điểm mỏ khai thác; khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế; việc khai thác, vận chuyển khoáng sản, công tác kiểm đếm trữ lượng, độ sâu; các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép,....) đề xuất thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản đối với những trường hợp tái phạm, không khắc phục những vi phạm theo yêu cầu của cơ quản lý nhà nước đúng quy định pháp luật.
 Khẩn trương rà soát lại toàn bộ các mỏ đã ngừng khai thác giai đoạn trước, các khu vực có hầm sâu dạng “da beo” trên địa bàn quản lý và đề ra các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường để đảm bảo an toàn. Đối với những mỏ khai thác gần hết trữ lượng hoặc đang trong thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ phải kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tận thu khoáng sản trái quy định.
Rà soát các khoản thu từ hoạt động khoáng sản, đề xuất cơ chế phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và đầu tư lại cho địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý.
Rà soát lại các giấy phép đã cấp phép trên địa bàn quản lý, đánh giá đầy đủ các loại khoáng sản theo thực tế đang khai thác để thu đúng thu đủ các nghĩa vụ tài chính.
Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.
Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực có quy hoạch khoáng sản theo quy định. Địa phương nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép mà không phát hiện và xử lý kịp thời theo thẩm quyền thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chỉ đạo lực lượng chức năng địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện chở vật liệu xây dựng(đất, sỏi, cát, đá...) vượt quá tải trọng cho phép trên địa bàn, nhất là trên các tuyến đường giao thông nông thôn của địa phương. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hoá trên địa bàn thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông về: tải trọng phương tiện, kích thước thùng xe, không để vật liệu rơi vãi ... không bảo đảm an toàn giao thông.
 

Tác giả: BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay7,202
  • Tháng hiện tại93,158
  • Tổng lượt truy cập18,460,029
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây