Theo đó, người lao động sử dụng điện thoại thông minh đăng ký thông tin qua ứng dụng “Tây Ninh Smart” hoặc trên cổng Zalo “BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tây Ninh”.
Các thông tin cần khai báo như bên dưới.
Tự khai
|
Khai hộ
|
1. Thông tin người khai (người lao động)
|
1. Thông tin người khai hộ
|
+ Họ và tên:
+ Năm sinh:
+ Giới tính:
+ CMND/CCCD/Hộ chiếu:
Ngày cấp …………. Nơi cấp ……….
(chụp ảnh)
+ Điện thoại liên lạc:
+ Nơi ở hiện tại: Huyện, xã, ấp, địa chỉ
+ Đối tượng: Chọn….
+ Nơi làm việc trước khi mất việc (nếu có): ………………..
+ Thu nhập trước khi mất việc:……….. đồng/tháng
* Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
* Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
|
+ Họ và tên:
+ Điện thoại liên lạc:
2. Thông tin người lao động
(Như bên tự khai)
* Hiện nay, người lao động mà tôi khai hộ chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
* Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
|
a) Đăng ký trên ứng dụng “Tây Ninh Smart” (khuyến khích)
+ Người dân cài đặt ứng dụng “Tây Ninh Smart” trên kho App Store hoặc CH Play.
+ Tạo tài khoản bằng số điện thoại để đăng nhập ứng dụng.
+ Chọn “đăng ký” ở phần hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như hình bên dưới.
+ Lựa chọn đối tượng và nhập thông tin theo yêu cầu và chọn “Nhập thông tin”:
Lưu ý: Thông tin đăng ký sẽ được chuyển đến các cơ quan, địa phương liên quan để xét duyệt, thông báo lại cho người đăng ký trong thời gian sớm nhất. Người dân có thể khai hộ cho những người không có hoặc không sử dụng được điện thoại thông minh để đăng ký,...
b) Đăng ký trên kênh Zalo “BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Tây Ninh”
+ Người dân vào Zalo; Chọn quan tâm Cổng “BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Tây Ninh”; Chọn “Chức năng” => chọn “Đăng ký nhận trợ cấp”.
+ Nhập thông tin theo yêu cầu và chọn “Nhập thông tin” giống như nhập trên ứng dụng “Tây Ninh Smart”.
Lưu ý: Sử dụng ứng dụng “Tây Ninh Smart” để nhận trực tuyến các thông tin về xét duyệt, … từ Chính quyền.
Theo hướng dẫn số 1896/HD-SLĐTBXH ngày 23/7/2021 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về việc triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19,
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) có đủ các điều kiện sau:
a) Tiêu chí hỗ trợ: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) có đủ các điều kiện sau:
- Mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.000.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/tháng đối với khu vực thành thị (mức chuẩn nghèo của quốc gia năm 2021);
- Do phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong toả hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021;
- Cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
b) Đối tượng áp dụng: Người lao động làm một trong các công việc sau:
- Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hoá bằng xe 02 bánh, 03 bánh, xe tải nhỏ từ 2 tấn trở xuống tại các chợ, bến bãi; lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 02 bánh;
- Bán lẻ vé số xổ số kiến thiết;
- Bán hàng rong, sửa chữa đồ gia dụng, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục tư thục, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập ký hợp đồng khoán việc có quyết định thôi việc;
- Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khoẻ (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, internet, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, phòng tập gym, thể dục thể thao), lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng.
c) Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người đối với người lao động có thời gian nghỉ việc, mất việc làm từ 15 ngày trở lên (chỉ hỗ trợ 1 lần cho 1 người)
|