Xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Thứ hai - 08/11/2021 15:09 1.161 0
Lái xe sau khi uống rượu, bia là nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà còn cho những người tham gia giao thông khác.
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, rượu, bia là nguyên nhân chính hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam. Ước tính hơn 40% các ca tử vong và 60% bệnh nhân chấn thương nhập viện có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép. Rượu, bia là một trong những chất kích thích do đó sẽ gây ra nhiều tác động đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông như không làm chủ được tay lái, thiếu tập trung, giảm khả năng nhận biết, phán đoán… và phản ứng chậm khi xử lý với những tình huống bất ngờ trên đường. Ngoài ra, khi đã uống một lượng lớn rượu, bia sẽ làm cho người điều khiển phương tiện cảm giác mệt mỏi, dễ buồn ngủ có thể dẫn đến các hành vi nguy hiểm như: Chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách đánh võng… Do đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Lái xe sau khi uống rượu, bia là nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà còn cho những người tham gia giao thông khác.
Nhằm tăng cường bảo đảm trật tự an toàn gia thông (TTATGT), Bộ Công an ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề "Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn". Kế hoạch này thực hiện từ ngày 15/3 cho đến hết năm 2021; tập trung các tuyến giao thông chính trong đô thị, các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, các tuyến vận tải hành khách du lịch, hàng hóa, các tuyến thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông; địa bàn gần nơi xe xuất phát, khu vực bến xe, bến cảng, kho bãi, khu vực quán bar, vũ trường, nhà hàng, quán ăn, khu vực phức tạp về an ninh, trật tự, ma túy... 
Theo đó, Bộ Công an yêu cầu, khi xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng chất ma túy, nồng độ cồn phải kiểm tra, rà soát trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của đơn vị, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính để phát hiện các trường hợp tái phạm, áp dụng xử phạt tình tiết tăng nặng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Các trường hợp vi phạm về sử dụng chất ma túy phải tổ chức xác minh về nhân thân, thống kê, lập danh sách gửi cơ quan, tổ chức, UBND cấp xã nơi người đó làm việc, cư trú có biện pháp quản lý theo quy định của Luật Phòng chống ma túy; kiến nghị với ngành giao thông vận tải có biện pháp trong việc quản lý, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. 
Thực hiện kế hoạch của Bộ Công an, Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh tăng cường tuần tra kiểm soát trên các tuyến, địa bàn phức tạp về TTATGT, tập trung xử lý các hành vi vi phạm về việc sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông; làm tốt công tác nắm tình hình, địa điểm, thời gian người điều khiển phương tiện thường sử dụng rượu bia để phối hợp với Công an, chính quyền cơ sở có biện pháp ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh. 9 tháng năm 2021, qua tuần tra, kiểm soát, Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã phát hiện 7.633 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn (ôtô 48; môtô 7.585), ra quyết định xử phạt 4.001 trường hợp, thành tiền 12,99 tỷ đồng.
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì xử phạt như sau:
Đối với xe ôtô và các loại xe tương tự ôtô mức phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn thấp nhất là 6.000.000 đồng, cao nhất là 40.000.000 đồng; tước quyền sử dụng GPLX thấp nhất từ 10 tháng, cao nhất đến 24 tháng và bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn mức phạt tiền thấp nhất là 2.000.000 đồng, cao nhất là 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thấp nhất từ 10 tháng, cao nhất đến 24 tháng và bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Để đảm bảo an toàn tính mạng, phòng tránh tai nạn tham khi tham gia giao thông, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, thì đòi hỏi mỗi người dân cần phải tự nâng cao nhận thức để bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh. Đã uống rượu bia thì tuyệt đối không điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đồng thời, trong quá trình tham gia giao thông trên đường phải tuyệt đối thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuân thủ việc kiểm soát của lực lượng chức năng tại các chốt, trạm kiểm soát dịch.
BCXB

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay3,137
  • Tháng hiện tại168,535
  • Tổng lượt truy cập18,334,406
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây