Nâng mức hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

Chủ nhật - 26/05/2024 10:27 430 0
Ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó có quy định mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
bao ve moi truong22


Việc nâng mức đầu tư, hỗ trợ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng giúp tạo nguồn lực bền vững cho người dân tham gia giữ rừng, phát huy đa giá trị của hệ sinh thái rừng.

Theo Nghị định, mức hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng bình quân được nâng lên thành 500.000 đồng/ha/năm, tăng 200.000 đồng/ha/năm so mức hỗ trợ tại chính sách hiện hành.

 

Mức hỗ trợ bảo vệ rừng bình quân là 150.000 đồng/ha/năm/tổng diện tích được giao đối với ban quản lý rừng đặc dụng, tăng 50.000 đồng/ha/năm so mức hiện tại. Với xã khu vực II, III, mức hỗ trợ bằng 1,2 lần; vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
 

Mức đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hiện mức đầu tư hiện tại là 30 triệu đồng/ha cho trồng rừng. 
 

Về công tác khoán bảo vệ diện tích rừng, ưu tiên khu vực tiếp giáp khu dân cư cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tại địa phương, đặc biệt là các xã khu vực II, III; diện tích tiếp giáp với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng. Điều kiện và hạn mức khoán bảo vệ rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 4 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
 

Về trình tự thực hiện, căn cứ dự toán kinh phí quản lý bảo vệ rừng hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định mức cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng trực thuộc Bộ; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng tại địa phương. Phương thức hỗ trợ cụ thể dựa trên kết quả bảo vệ rừng giữa chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với UBND cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch trung hạn 3 năm, 5 năm.
 

Trong đó, định kỳ mỗi năm, UBND cấp xã cùng với kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ. Trường hợp bên nhận hỗ trợ bảo vệ rừng để xảy ra mất rừng, phá rừng hoặc không thực hiện theo thiết kế được duyệt thì lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
 

Nghị định số 58/2024/NĐ-CP nêu, trước ngày 30/6 hàng năm, UBND cấp xã xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê năm sau và đưa vào trong dự toán kinh phí ngân sách xã cùng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp.
 

Đối tượng áp dụng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
 

- Mức hỗ trợ:
 

+ Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.

+ Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).

+ Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.

- Điều kiện được hỗ trợ:

+ Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;

+ Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Xem chi tiết tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.

 

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay266
  • Tháng hiện tại132,076
  • Tổng lượt truy cập18,297,947
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây