Nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Chủ nhật - 26/11/2023 09:52 16.043 0
Biến đổi khí hậu là vấn đề chung của các quốc gia, không riêng Việt Nam. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu là khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử.

Theo đó, quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu. Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời. Chỉ một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Trái ngược với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng tái tạo thải ra rất ít hoặc không hề thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí. Các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí. Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt; trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch. Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.

Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó. Hằng năm, có khoảng 12 triệu hecta rừng bị huỷ diệt. Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền. Phá rừng, cùng với hoạt động nông nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng một phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

 

Sử dụng phương tiện giao thông hiện nay hầu hết ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch. Giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit. Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như xăng) trong động cơ đốt trong. Trong khi đó, lượng khí thải từ tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục tăng. Giao thông vận tải chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxit toàn cầu liên quan đến năng lượng. Xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải trong những năm tới.


Quá trình sản xuất lương thực cũng thải ra khí cacbon dioxit, mê-tan và các loại khí nhà kính khác theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng mà thường là sử dụng năng lượng hóa thạch để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá. Tất cả những hoạt động này khiến ngành sản xuất lương thực trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc phát thải khí nhà kính còn đến từ hoạt động đóng gói và phân phối lương thực. Các toà nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn cầu. Tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các toà nhà thải ra một lượng khí thải nhà kính đáng kể. Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng, số người sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng; tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát thải cacbon dioxit liên quan đến năng lượng từ các toà nhà trong những năm gần đây.


Việc sử dụng điện năng quá mức từ cách sử dụng điện, cách di chuyển, thức ăn và những rác thải, tất cả đều góp phần vào việc phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ các hàng hoá như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy. Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có kiên quan đến các hộ gia đình. Lối sống của con người có tác động rất lớn đến hành tinh này. Những người giàu nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất toàn cầu phát thải lượng khí nhà kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất.


Do đó, tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất. Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo. Thập kỷ 2011-2020 vừa qua được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử. Kể từ những năm 1980, nhiệt độ của thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước đó. Gần như toàn bộ các khu vực trên đất liền đều ghi nhận thêm nhiều ngày nóng và đợt sóng nhiệt. Nhiệt độ tăng lên làm gia tăng các bệnh gây ra do nhiệt độ cao và khiến việc thực hiện các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Rủi ro cháy rừng cao hơn và lây lan nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên. Nhiệt độ ở hai Cực đã tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới.


Những cơn bão lớn đang trở nên khốc liệt hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ở nhiều khu vực. Do nhiệt độ tăng, nước bốc hơi càng nhiều khiến tình trạng mưa cực lớn và ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão huỷ diệt. Tình trạng nước biển nóng lên cũng ảnh hưởng đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới. Các cơn lốc xoáy, cuồng phong và bão đều lớn mạnh thêm nhờ dòng nước nóng trên mặt đại dương. Những cơn bão như vậy có thể phá huỷ nhà cửa và các khu dân cư, gây ra thiệt hại về người cũng như mất mát lớn về kinh tế.


Tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực. Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ hạn hán nông nghiệp và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ và khiến hệ sinh thái càng dễ bị tổn thương. Hạn hán còn gây ra những trận bão cát và bụi khắc nghiệt có thể di chuyển hàng tỷ tấn cát qua các châu lục. Các sa mạc ngày càng mở rộng, làm diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại. Nhiều người đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn nước sạch hàng ngày. Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng. Thuỷ sản, cây trồng và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc năng suất sẽ kém đi. Khi mà nồng độ axit trong nước biển tăng cao, nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ. Sự thay đổi của lớp băng tuyết ở nhiều vùng cực Bắc đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn bắn và đánh cá. Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc.

 
han han khan hiem nuoc
 

Đại đương hấp thụ phần lớn lượng nhiệt phát sinh từ tình trạng nóng lên toàn cầu. Trong vòng hai thập kỷ qua, tốc độ nước biển nóng lên đã tăng mạnh ở mọi độ sâu của đại dương. Khi đại dương nóng lên, thể tích đại dương cũng tăng lên do nước nở ra khi nóng lên. Các tảng băng tan cũng làm mực nước biển dâng, đe doạ các cộng đồng ven biển và hải đảo. Ngoài ra, đại dương hấp thụ cacbon dioxit, giữ cho chúng không bay vào khí quyển. Tuy nhiên quá nhiều cacbon dioxit lại làm tăng tính axit của đại dương và ảnh hưởng đến các sinh vật biển và rạn san hô.

 

Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại của các loài sinh vật cả trên cạn lẫn dưới biển. Nguy cơ ngày càng tăng khi nhiệt độ càng lên cao. Do biến đổi khí hậu, các sinh vật trên thế giới đang biến mất dần với tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong lịch sử loài người. Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới. Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy hại có liên quan đến biến đổi khí hậu. Một số giống loài có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên không phải loài nào cũng làm được như vậy.

 

Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt. Tác động đến khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết. Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người. Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp.

o nhiem khong khi viet nam

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo. Lũ lụt quét trôi các khu ổ chuột ở đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai. Sức nóng có thể khiến các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Tình trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ. Thập kỷ vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di dời, khiến họ càng dễ lâm vào đói nghèo. Hầu hết người tị nạn đến từ những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng.

 

Khoảng 2/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu liên quan đến các hộ gia đình cá nhân. Các ngành năng lượng, thực phẩm và giao thông vận tải đóng góp khoảng 20% lượng khí thải từ lối sống. Từ năng lượng chúng ta sử dụng, thực phẩm chúng ta ăn và cách chúng ta di chuyển đều có thể tạo nên sự khác biệt. Bắt đầu với mười hành động này để giúp giải quyết khủng hoảng khí hậu.


Phần lớn điện và nhiệt chúng ta sử dụng được sản xuất từ than, dầu và khí đốt. Sử dụng ít năng lượng hơn bằng cách hạ nhiệt độ sưởi và tăng nhiệt độ làm mát, chuyển sang sử dụng bóng đèn LED và các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, giặt đồ bằng nước lạnh hoặc phơi khô đồ thay vì dùng máy sấy.

su dung den led


Các tuyến đường trên thế giới bị tắc nghẽn bởi các phương tiện giao thông, hầu hết các phương tiện đều sử dụng dầu diesel hoặc xăng. Đi bộ hoặc đạp xe thay vì lái xe sẽ giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời nâng cao sức khỏe và thể – chất của bạn. Khi phải di chuyển quãng đường xa, hãy cân nhắc sử dụng tàu hoặc xe buýt. Và đi chung xe bất cứ khi nào có thể.
 

3 3

Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và ít thịt, ít sữa hơn, có thể làm giảm đáng kể tác động đến môi trường. Sản xuất thực phẩm từ thực vật thường dẫn đến ít phát thải khí nhà kính hơn và cần ít năng lượng, đất và nước hơn. Khi vứt bỏ thức ăn, bạn cũng đang lãng phí tài nguyên và năng lượng đã được sử dụng để trồng trọt, sản xuất, đóng gói và vận chuyển thức ăn đó. Và khi thực phẩm thối rữa trong bãi rác, nó tạo ra khí mêtan, một loại khí nhà kính mạnh. Vì vậy, hãy sử dụng những gì bạn mua và ủ phân mọi thức ăn thừa.

 

Máy bay đốt một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, tạo ra lượng khí thải nhà kính đáng kể. Thế nên việc đi máy bay ít hơn trở thành một trong những cách nhanh nhất để giảm tác động đến môi trường. Khi bạn có thể, hãy gặp gỡ trực tuyến, đi tàu hoặc bỏ qua hoàn toàn chuyến đi đường dài đó.

 

Đồ điện tử, quần áo và các mặt hàng khác mà chúng ta mua gây ra phát thải cacbon tại mỗi điểm trong quá trình sản xuất, từ việc khai thác nguyên liệu thô đến sản xuất và vận chuyển hàng hóa ra thị trường. Để bảo vệ môi trường, hãy mua ít đồ hơn, mua đồ cũ, sửa chữa những thứ bạn có thể và tái chế.
 

Ưu tiên sử dụng các nguồn tái tạo như gió hoặc năng lượng mặt trời hay không. Hoặc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà để tạo ra năng lượng cho ngôi nhà của bạn.


Chuyển sang xe điện là một giải pháp đang được các nước trên thế giới tích cực sử dụng, ngày càng có nhiều mẫu xe điện có giá thành rẻ hơn xe sử dụng năng lượng hóa thạch được sản xuất trên thị trường. Ngay cả khi chúng vẫn chạy bằng điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, ô tô điện vẫn giúp giảm ô nhiễm không khí và ít phát thải khí nhà kính hơn đáng kể so với các loại xe chạy bằng khí đốt hoặc động cơ diesel.

 

Lựa chọn hàng hóa và dịch vụ theo mùa, đồng thời chọn sản phẩm từ các công ty sử dụng tài nguyên có trách nhiệm, đồng thời cam kết cắt giảm lượng khí thải và chất thải.

Tác giả: Hữu Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay12,142
  • Tháng hiện tại98,098
  • Tổng lượt truy cập18,464,969
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây