Truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ tư - 19/10/2022 10:52 1.548 0
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện cam kết mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Việt Nam cam kết mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, biến đổi khí hậu đang là vấn đế toàn cầu, có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham gia Tuyên bố Glasgow, trong đó có cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng  bằng “0” vào năm 2050. 
Để thực hiện được cam kết trên cần có quyết tâm cao, có chính sách phát triển phù hợp, hướng tới mục tiêu chung là chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu; xây dựng và triển khai các nhiệm vụ giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng. Đặc biệt, công tác truyền thông kịp thời đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện mục tiêu cam kết có ý nghĩa quan trọng, góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu; tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội trong việc ngăn chặn phát thải ròng do nhu cầu phát thải ròng trong mô hình tăng trưởng truyền thống còn tiếp tục tăng, nguồn lực chuyển đổi sang dạng thức phát triển xanh còn nhiều hạn chế.
Đa dạng hình thức truyền thông biến đổi khí hậu
Theo đó, nội dung tập trung truyền thông về việc đổi mới thể chế, chính sách và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thủ tục, tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư, các dòng tài chính xanh của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính vào Việt Nam; thể chế hóa mô hình phát triển các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn.
Truyền thông về việc chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch; giảm phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực; giảm phát thải khí mê-tan, đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải.
Truyền thông về việc bảo tồn, lưu trữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng và đất lâm nghiệp; trồng rừng, phát triển rừng, phục hồi rừng nhằm nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng; phát triển nông nghiệp thông minh ít phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Truyền thông về việc đầu tư phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm phòng chống thiên tai; triển khai các giải pháp thích ứng dựa vào hệ thống tự nhiên, cộng đồng.
Truyền thông về việc huy động hiệu quả nguồn lực quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế, diễn đàn đa phương.
 Truyền thông về việc tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ít phát thải. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số phục vụ kinh tế - xã hội; hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội đồng hành cùng Chính phủ thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.
Công tác truyền thông đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về ứng phó biến đổi khí hậu thực hiện cam kết mức phát thải ròng bằng “0” năm 2050 cần được triển khai liên tục với những hình thức sinh động, phong phú, kịp thời, thiết thực, hiệu quả.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu
Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, công tác truyền thông bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền hình thức ngăn chặn phát thải, dự kiến nhập khẩu khí hoá lỏng thay thế điện than, phát triển tiềm năng điện khí gió để giảm cấp điện và giảm phát thải khí nhà kính.
Giúp các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của  hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu; ủng hộ nhiệt tình, tích cực tham gia ngăn chặn phát thải; làm cho hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu thực sự là nhiệm vụ của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân; thống nhất nhận thức và đồng hành cùng Chính phủ thực hiện cam kết. 
Giúp các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội nắm vững và thực hiện đúng những nội dung chủ yếu của Luật Bảo vệ môi trường và cam kết trong COP26, đặc biệt những quy định hướng tới môi trường xanh, sạch đẹp, giảm phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050.
Xác định công tác thông tin, tuyên truyền ngăn chặn phát thải là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện sâu rộng, có hiệu quả nhằm góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính. 
Phê phán những hành động phá hủy môi trường, làm tăng phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực; giảm phát thải khí mê-tan, đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải.
Thời gian truyền thông thực hiện theo 02 giai đoạn. Đợt 1: từ 15/11/2022 đến 31/12/2023 và đợt 2: từ 15/01/2024 đến 31/12/2025.

Tác giả: BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay4,718
  • Tháng hiện tại103,700
  • Tổng lượt truy cập18,470,571
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây