Chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường

Thứ năm - 22/08/2024 15:11 1.560 0
Vào mùa tựu trường, học sinh tập trung bước vào năm học mới, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường

Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè - thu, đây cũng là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do virus Rota, ho gà, sốt xuất huyết,...


Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều địa phương đã ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc sởi tăng hơn 8 lần, số mắc ho gà tăng hơn 25 lần.
 

Cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học. Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
 

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường, mọi người cần đeo khẩu trang, che miệng khi ho hay hắt hơi; giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải nhằm làm giảm nơi sinh sản của muỗi. Bên cạnh đó, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh, khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên một mét. Tăng cường thông khí trong lớp học bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Đặc biệt, nếu thấy có biểu hiện nghi vấn, cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời. Cách tốt nhất là tiêm phòng vắcxin cúm để dự phòng chủ động phòng bệnh tại các cơ sở y tế tiêm vắcxin dịch vụ.
 

dich benh


Khi phát hiện có ổ dịch xảy ra ở nhà trẻ, mẫu giáo, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền.

Thầy, cô giáo, hoặc người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, các biểu hiện sốt, xuất hiện loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình, cơ quan y tế xử lý kịp thời.

Bảo đảm tất cả trẻ em, người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như vệ sinh răng miệng, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, người lớn rửa tay trước khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ. Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Thường xuyên làm sạch bàn ghế, vật dụng, dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ, nền nhà, nhà vệ sinh bằng nước xà phòng, hay bằng chloramin B nồng độ 0,5% clo hoạt tính, hay các chất sát khuẩn thông thường khác.

Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc: Phải được ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng. Thường xuyên làm thông gió lớp học.

 

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay3,272
  • Tháng hiện tại161,738
  • Tổng lượt truy cập18,098,083
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây