Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2024

Thứ năm - 14/03/2024 14:07 1.035 0
Ngày 06/02/2024, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2024.
dao tao nghe 2

Theo đó, Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với hiệu quả giải quyết việc làm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn; Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy thực hiện lồng ghép đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề với các chương trình, đề án, dự án khác của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, gắn với các hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; đào tạo nghề gắn với chính sách an sinh xã hội, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Về chỉ tiêu đào tạo: tổ chức tuyển sinh đào tạo 80 lớp, số lao động được đào tạo là 2.540 người. Trong đó: đào tạo nghề nông nghiệp: 37 lớp/1.160 người; đào tạo nghề phi nông nghiệp: 43 lớp/1.380 người; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 80% trở lên.

 
dao tao nghe


Về đối tượng, điều kiện và chính sách học nghề gồm nhóm lao động xã hội, lao động dịch chuyển từ địa phương khác vào làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đào tạo cho 07 nhóm đối tượng thuộc nhóm yếu thế, cụ thể:

- Nhóm 1: Người khuyết tật;

- Nhóm 2: Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Nhóm 3: Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân;

- Nhóm 4: Người thuộc hộ cận nghèo;

- Nhóm 5: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng nhóm 1, 2, 3, 4;

- Nhóm 6: Người chấp hành xong án phạt tù;

- Nhóm 7: Người thuộc các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi phải ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Điều kiện người được hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng: là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Chính sách đối với người học nghề: 

Đối với 7 nhóm đối tượng:

Hỗ trợ chi phí đào tạo: Mức hỗ trợ từng nghề theo quy định của UBND tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về phê duyệt danh mục nghề và mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Hỗ trợ tiền ăn, đi lại: 30.000 đồng/người/ngày thực học; 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

- Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tương Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Đối với nhóm lao động xã hội: doanh nghiệp tự đào tạo cho người lao động, người học t trang bị cập nhật kiến thức nâng cao tay nghề.

Danh mục nghề đào tạo:

- Đối với 7 nhóm đối tượng: danh mục nghề đào tạo trên địa bàn tỉnh gồm 41 nhóm ngành, nghề đào tạo trong đó gồm 11 nhóm nghề nông nghiệp; 18 nghề phi nông nghiệp và 12 nghề đào tạo cho người khuyết tật. Chi tiết từng nghề quy định tại Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt danh mục nghề và mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Đối với nhóm lao động xã hội: danh mục nghề tùy theo ngành nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cần đảm bảo đào tạo cho người lao động.

 Quy mô đào tạo, chương trình, phương thức đào tạo: đối với 7 nhóm đối tượng: Tối đa 35 học viên/lớp; đối với nhóm lao động xã hội: Tổ chức lớp đào tạo phù hợp theo điều kiện thực tế của đơn vị, doanh nghiệp. Đào tạo cho người lao động được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo; đào tạo lưu động tại các địa phương; đào tạo tại nơi sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề; kết hợp đào tạo lý thuyết tại cơ sở và thực hành nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ...; việc tổ chức đào tạo nghề cho người lao động chủ yếu dạy thực hành, thời gian đào tạo phù hợp từng nghề, phù hợp nhận thức của người lao động; ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm: Lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề phải đủ điều kiện về chương trình, giáo trình, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề theo quy định. Không để các cơ sở đào tạo nghề không đủ điều kiện, tổ chức đào tạo nghề kém hiệu quả tham gia đào tạo cho người lao động.

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay5,293
  • Tháng hiện tại91,249
  • Tổng lượt truy cập18,458,120
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây