Tây Ninh: Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội

Thứ tư - 20/03/2024 11:21 312 0
Ngày 14/3/2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Công văn số 591/HĐPH về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội.
Tây Ninh: Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội
Theo thống kê của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, trong năm 2023, tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh xảy ra 693 vụ, tăng 82 vụ so với năm 2022, chưa đạt chỉ tiêu Bộ Công an giao là kéo giảm 5%; trong 02 tháng đầu năm 2024 xảy ra 94 vụ, tăng 20 vụ so với cùng kỳ năm 2023. Tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh chủ yếu là trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, xâm hại tình dục trẻ em, cướp tài sản... Trong đó, tội phạm cố ý gây thương tích luôn tiềm ẩn phức tạp, chủ yếu do mâu thuẫn giữa các nhóm thanh thiếu niên dẫn đến tranh chấp, đánh nhau.

Nhằm góp phần chủ động phòng ngừa, phấn đấu kiềm chế, kéo giảm tội phạm về trật tự xã hội trong năm 2024; thực hiện Công văn số 678/BCĐ ngày 07/3/2024 của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội;

 
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm đến với người dân; nhất là tội phạm giết người, cố ý gây thương tích, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc qua mạng; thủ đoạn tội phạm và các biện pháp phòng, chống tội phạm; nhất là tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản để người dân nâng cao cảnh giác; tuyên truyền trên Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để tạo sự thu hút, lan tỏa trong Nhân dân; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền qua hệ thống loa tuyên truyền tại các khu dân cư, xe loa lưu động đi sâu vào các xóm, ấp để thông tin, tuyên truyền cho người dân. Qua đó, thực hiện thông tin, tuyên truyền cho toàn thể cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; quan tâm các nhóm đối tượng, thanh thiếu niên.

Đối với công tác hòa giải ở cơ sở thực hiện củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Hòa giải cơ sở; thu hút lực lượng luật sư, luật gia, thẩm phán, người có hiểu biết về pháp luật tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; kịp thời hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong nội bộ Nhân dân, nhất là các mâu thuẫn về tình cảm; mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình; mâu thuẫn, tranh chấp giữa hàng xóm láng giềng với nhau; mâu thuẫn về tài chính để góp phần phòng ngừa tội phạm, hạn chế vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở.

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập193
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay5,971
  • Tháng hiện tại129,610
  • Tổng lượt truy cập18,295,481
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây