Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại khu vực miền Nam tuần 32 năm 2024

Chủ nhật - 15/09/2024 09:59 35 0
Chất lượng không khí xung quanh tại các Trạm quan trắc thuộc khu vực miền Nam dao động ở từ kém đến tốt. Kết quả quan trắc giá trị trung bình 01 giờ, trung bình 08 giờ, trung bình 24 giờ của các thông số PM10, PM2.5, NO2, O3, CO và SO2 (các thông số dùng tính toán AQI) tại các trạm còn lại về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của QCVN 05:2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
Căn cứ số liệu của 27 trạm quan trắc tự động (QTTĐ) không khí xung quanh, gồm: 07 trạm cố định của quốc gia và 20 trạm cố định của địa phương được sử dụng để tính toán AQI và công bố chất lượng không khí vùng (tổng số 30 trạm, quốc gia có 08 trạm trong đó có 01 trạm cảm biến; địa phương có 22 trạm trong đó có 01 trạm không đủ điều kiện tính AQI, 01 trạm tạm ngưng hoạt động) cho thấy chất lượng môi trường không khí tại khu vực miền Nam tại các Trạm quan trắc thuộc khu vực miền Nam dao động ở mức từ trung bình đến tốt (Trong khoảng thời gian tuần 32 năm 2024 (từ ngày 06/8/2024 đến ngày 12/8/2024). Trong khoảng thời gian tuần 32 năm 2024, 12/27 trạm có dữ liệu không phù hợp công bố thông tin, 15/27 trạm có số liệu đảm bảo chất lượng để tính toán AQI và công bố chất lượng môi trường không khí (trong 12 trạm có: 05 trạm quốc gia, 7 trạm địa phương) của các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Hồ Chí Minh, Long An, và Vĩnh Long. Giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 trạm thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước có 05 lần vượt giới hạn quy định của QCVN 05:2023/BTNMT. Giá trị trung bình 01 giờ, trung bình 08 giờ, trung bình 24 giờ của các thông số PM10, PM2.5, NO2, O3, CO và SO2 (các thông số dùng tính toán AQI) tại các trạm còn lại về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của QCVN 05:2023/BTNMT.

Theo đó, kết quả cho thấy chất lượng môi trường không khí (AQI) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có chất lượng rất tốt, các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép.

 
Chỉ số VN_AQI ngày tại một số trạm quan trắc tự động liên tục miền Nam (từ ngày 30/7 - 05/8/2024)

Cụ thể AQI (Air Quality Index – chỉ số chất lượng không khí) là chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày, sử dụng tương tự như thước đo để đánh giá không khí xung quanh chúng ta sạch sẽ hay ô nhiễm, nếu ô nhiễm thì mức độ cao hay thấp.

Theo như tính toán từ các chuyên gia thuốc EPA – Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho biết, chỉ số AQI có những thông số ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm:

– Ozone mặt đất: Những chất ô nhiễm xuất phát từ nhà máy, xí nghiệp, xe cộ,… rồi phản ứng hóa học với ánh sáng của mặt trời.

– Ô nhiễm phân tử: Đánh giá qua chỉ số PM 2.5, PM 10. Hạt bụi này sẽ đi vào trong đường hô hấp của con người thông qua hít thở. Chúng được hình thành từ những chất như nitơ, sunphua, cacbon cũng những hợp chất khác. Ngoài ra loại hạt PM 2.5 còn được sinh ra từ việc đốt rác thải, nhiên liệu hóa thạch, bụi công trình, nhiên liệu xe cộ, hút thuốc, phá rừng.

– Chỉ số sulfur dioxide, carbon monoxide, nitrogen dioxide

– Mỗi một chất là tác nhân gây ra ô nhiễm thì EPA đã thiết lập nhưng tiêu chuẩn chỉ số chất lượng không khí quốc gia nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Vậy chỉ số AQI là bao nhiêu sẽ nguy hiểm đến sức khỏe:

+ Từ 0 – 50: Mức tốt

+ Từ 51 – 100: Chất lượng không khí trung bình có thể chấp nhận được

+ Từ 101 – 150: Mức độ kém gây ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Từ 151 – 200: Mức xấu, cần hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết

+ Từ 201 – 300: Mức rất xấu, cảnh báo gây nguy hiểm đến sức khỏe

+ Từ 301 – 500: Mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Chỉ số AQI trên cả nước hiện nay đang nằm trên mức báo động vì nó gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Trong đó có một vài ảnh hưởng điển hình nhất bao gồm:

Đối với hệ hô hấp

Những tác động đến từ ô nhiễm không khí vào đường hô hấp sẽ phụ thuộc vào thành phần, sự pha trộn các chất ô nhiễm lại với nhau, thời gian tiếp xúc, nồng độ có trong không khí, số lượng được hít vào cũng như lượng chất ô nhiễm đã thâm nhập vào phổi.

Khi PM10 đi vào cơ thể bằng đường dẫn khí, tích tụ lại phổi thì PM 2.5 lại nguy hiểm hơn vì chúng khá bé nên dễ dàng luồn lách vào tĩnh mạch, túi phổi, xâm nhập cả vào tuần hoàn máu. Chính bụi PM2.5 kết hùng NO2, SO2, CO nhiều sẽ ngăn cản Hemoglobin kết hợp với oxi làm tế bào bị thiếu oxi.

Thường thì ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động rõ nhất tại phổi bao gồm các kích ứng về khó thở, tăng nguy cơ hen suyễn. Ngoài ra khi tiếp xúc cùng không khí ô nhiễm thời gian dài còn dễ bị ung thư phổi. Việc chất lượng không khí xuống thấp cũng làm cho bệnh nhân gặp viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

Đối với tim mạch

Một số nghiên cứu đã cho thấy không khí ô nhiễm mang tác động lớn tiêu cực đến sức khỏe hệ tim mạch và làm gia tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Cụ thể các loại bụi kích thước nhỏ, chất kháng viêm trong bụi hay chất hóa học dễ dàng được phát tán từ phổi vào trong hệ tuần hoàn. Từ đó ảnh hưởng đến tim mạch.

Nguyên nhân do không khí ô nhiễm làm ảnh hưởng đến việc co thắt, giãn nở mạch máu. Thông qua tác động của khói thuốc lá, không khí ô nhiễm thì các mạch máu này giảm kích cỡ, lưu thông huyết mạch bị cản trở. Thêm vào đó nó còn gia tăng nguy cơ hình thành những cục máu động tại động mạch – tác nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim.

Đối với quá trình sinh sản

Nữ giới sinh sống lâu tại các khu vực không khí ô nhiễm có nguy cơ sinh con bị tự kỷ cao đến 2 lần so với những người bình thường. Đặc biệt mức độ ảnh hưởng này sẽ càng gia tăng nhiều hơn khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Cộng với đó, không khí ô nhiễm còn được cho là có liên quan đến sụt giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Đối với thận và một số cơ quan khác

Ô nhiễm không khí cũng có liên quan mật thiết, chặt chẽ đối với bệnh nhân mắc bệnh thận, nhất là suy thận. Nguyên nhân được cho là vì ô nhiễm không khí đã tạo gánh nặng nhiều khiến cho thận làm việc quá sức cũng không lọc được hết những phân tử ô nhiễm ở trong máu. Điều này khiến cho chức năng thận suy giảm, hình thành bệnh lý nguy hiểm.

Ngoài ra chỉ số chất lượng không khí AQI còn ảnh hưởng xấu đến một số cơ quan, bộ phận khác như:

+ Yếu xương cốt: Gia tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương

+ Lão hóa da: Chất ô nhiễm thường làm phá hủy những tế bào da cũng như ảnh hưởng đến việc tự tái tạo da. Qua đó làm sắc tố da thay đổi nhanh chóng, đẩy nhanh lão hóa làm làn da ngày càng xấu đi.

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay3,520
  • Tháng hiện tại127,159
  • Tổng lượt truy cập18,293,030
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây