Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động kết nối và xác thực thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Thứ sáu - 20/09/2024 10:21 19 0
Đó là một trong những biện pháp quan trọng là chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động kết nối và xác thực thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và xử lý tình trạng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phức tạp và tinh vi.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động kết nối và xác thực thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Trước đó, theo phản ánh của cử tri tỉnh Lào Cai, hiện nay loại hình tội phạm trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp, tính chất thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhất là tình trạng lộ thông tin cá nhân, gọi điện, tin nhắn, quảng cáo cho vay tiền lãi cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây bức xúc dư luận xã hội. Cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an xem xét trình Chính phủ để ban hành các biện pháp ngăn ngừa tình trạng nêu trên.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ năm 2023 đến nay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp đã hoàn tất xác thực thông tin của hơn 125 triệu thuê bao, xử lý 17 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp với dữ liệu dân cư. Đặc biệt, từ ngày 15/4/2024, các nhà mạng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phát hiện SIM mới không đúng quy định; đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới trong 2 tháng đối với ba doanh nghiệp viễn thông di động (Vietnamobile, VNSKY và Mobicast) để thể hiện quyết tâm trong việc xử lý SIM rác và SIM không chính chủ.

 

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai định danh cuộc gọi (voice brandname) từ tháng 10/2023 cho các cơ quan nhà nước, đồng thời phối hợp với Bộ Công an thúc đẩy triển khai định danh cho các số liên hệ chính thức của các đơn vị thuộc Bộ Công an; cơ sở dữ liệu về các đối tượng và số điện thoại có dấu hiệu lừa đảo cũng đã được Bộ xây dựng và liên tục cập nhật, giúp cơ quan chức năng dễ dàng phát hiện và xử lý các hành vi lừa đảo mới.
 

Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu các doanh nghiệp mạng xã hội như Facebook và TikTok giám sát, rà soát và xử lý nội dung có dấu hiệu lừa đảo, đồng thời cảnh báo và hướng dẫn người dùng nhận biết các dấu hiệu này; Phối hợp với các cơ quan địa phương và doanh nghiệp để triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp người dân tránh rủi ro khi sử dụng mạng xã hội.
 

Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ giám sát hiện đại và tổ chức các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về các phương thức lừa đảo; tiếp tục phối hợp với Bộ Công an xem xét trình Chính phủ ban hành các quy định mới nhằm ngăn chặn tình trạng lừa đảo trên không gian mạng, trong đó có yêu cầu xác minh danh tính người sử dụng mạng xã hội, kiểm soát chặt chẽ các nền tảng mạng xã hội, và ngăn chặn quảng cáo lừa đảo; Yêu cầu người dân cung cấp thông tin thuê bao vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, đảm bảo xác thực chính chủ theo quy định của Luật Căn cước.

 

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm82
  • Hôm nay4,283
  • Tháng hiện tại127,922
  • Tổng lượt truy cập18,293,793
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây