Ảnh minh họa
Mục tiêu của kế hoạch nhằm cụ thể hóa các giải pháp, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện tại Chỉ thị số 10/CT-TTg bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của Bộ TT&TT; xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Kế hoạch yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ phải gương mẫu đi đầu; coi phòng, chống tham nhũng vặt, xử lý nhũng nhiễu, phiền hà là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là tiêu chí để đánh giá kết quả thi đua, công tác; nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước. Việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg phải được tiến hành nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, toàn diện, đồng bộ với các chủ trương, giải pháp khác trong lĩnh vực này; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm phù hợp với lĩnh vực quản lý ngành Thông tin và Truyền thông; chủ động nhận diện, tập trung nguồn lực, giải pháp vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra vi phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu; tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, xử lý nghiêm vi phạm; nhanh chóng tạo sự chuyển biến thực chất, tích cực, rõ nét; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, giữ vững lòng tin của người dân, doanh nghiệp với Đảng và Nhà nước.
Thi hành nhiệm vụ, công vụ với tinh thần "Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá"
Bộ TT&TT yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc phòng, chống tham nhũng; nghiêm túc thực hiện quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Bám sát phương châm hành động "Người đứng đầu làm gương, nhân viên kỷ cương, làm việc có trọng tâm suy nghĩ và hành động thì bứt phá"; đẩy mạnh các phong trào thi đua, tập trung phấn đấu thực hiện các mục tiêu thuộc 6 lĩnh vực trọng tâm của Bộ; phát huy sáng kiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng CNTT trong toàn Ngành trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phù hợp với nội dung nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Định kỳ tiến hành đánh giá về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị; phát hiện, chỉ ra những mô hình hay, cách làm sáng tạo, thiết thực, phù hợp thực tế góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý nhũng nhiễu, phiền hà.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung các nội dung sau:
Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy trình nghiệp vụ công tác trình cấp có thẩm quyền ban hành nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; tập trung thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết triệt để các vụ tố cáo có liên quan đến tham nhũng.
Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; bổ nhiệm, luân chuyển, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của các cơ quan, đơn vị, coi đó là thước đo hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thi hành nhiệm vụ, công vụ với tinh thần "Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá", quyết liệt chấn chỉnh công tác quản lý; siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổ chức phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Thông tin và Truyền thông thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1208/QĐ-BTTTT ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Không yêu cầu người dân, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, thực thi nhiệm vụ; tiến hành rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến công tác cấp phép, tiếp nhận và xử lý đơn thư thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý nhằm nhận diện những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết hoặc khó thực hiện; phát hiện bất cập, sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu với người dân, doanh nghiệp để kiến nghị người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Bám sát, thực hiện đúng các quy trình, trình tự thủ tục liên quan đến cấp phép, chứng nhận, chứng chỉ; thực hiện thủ tục hành chính phải tuyệt đối chấp hành đúng thời gian, đúng quy định; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định không được yêu cầu người dân, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định. Tích cực thực hiện rà soát, tổng hợp điều kiện kinh doanh và sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành để xây dựng chương trình cắt giảm điều kiện kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Xây dựng và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan Sổ tay hướng dẫn các bộ chỉ số, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần đánh giá, xếp hạng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của các tổ chức quốc tế, làm cơ sở cho việc thu thập thông tin, tính toán cập nhật các chỉ tiêu thống kê liên quan đến lĩnh vực quản lý của đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, chất lượng theo Bảng phân công trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện cải cách hành chính hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông; tiếp tục thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019, kế hoạch tổng thể xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015; tiếp tục duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001. Tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-BTTTT ngày 24/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường sử dụng văn bản điện tử. Thường xuyên nâng cấp và áp dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin ứng dụng nội bộ: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên nền Web, hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống thư điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến... để hỗ trợ công tác quản lý điều hành và tác nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ; triển khai thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử ra ngoài Bộ trên Trục liên thông quốc gia của Văn phòng Chính phủ.../.
P.V (Theo mic.gov.vn)
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc