Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Thứ ba - 24/09/2024 14:19 63 0
Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.
Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Theo đó, Việc ban hành đạo luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong công tác phòng, chống mua bán người. Quá trình triển khai thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người được tiến hành đồng bộ với nội dung và hình thức đa dạng phù hợp với các đối tượng tuyên truyền; công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ được triển khai đồng bộ, quyết liệt; công tác phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều đường dây mua bán người đã được phát hiện, triệt phá; đã kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của Luật; công tác tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân được thực hiện nhanh chóng, bảo đảm quyền của nạn nhân; công tác hỗ trợ nạn nhân được các cấp, các ngành quan tâm, bảo đảm các điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho nạn nhân; công tác hợp tác quốc tế đã được tăng cường với nhiều hoạt động song phương, đa phương, trên nhiều diễn đàn trên thế giới và khu vực.

Theo kết quả tổng kết thi hành Luật Phòng, chống mua bán người, công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể là: Từ khi Luật có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2012) đến ngày 15/02/2023, tổng số vụ án về mua bán người được khởi tố là 1.744 vụ với 3.059 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo trình tự sơ thẩm 1.661 vụ với 3.209 bị cáo; đã xét xử 1.634 vụ với 3.137 bị cáo (đạt tỉ lệ 98,4% về số vụ và 97,8% số bị cáo). Việc xác định nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán đã đạt được nhiều kết quả, góp phần bảo vệ quyền con người và bảo vệ nạn nhân. Theo đó, từ năm 2012 đến tháng 02 năm 2023 đã tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ 7.962 nạn nhân của tội phạm mua bán người. Từ kết quả nêu trên cho thấy, việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người trong thời gian qua đã giúp kiềm chế sự gia tăng của tệ nạn mua bán người, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống mua bán người và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, sau 12 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người, đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật này với các lý do cụ thể: Một là, thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; Hai là, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế; Ba là, nhằm phát huy vai trò phòng, chống mua bán người từ cơ sở và giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và trong thời gian tới.

Từ những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết, khách quan. Việc xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người; hoàn thiện cơ sở pháp lý trong thực hiện việc hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.

Theo đó, dự thảo Luật gồm 8 chương, 65 điều (tăng 07 điều so với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011); trong đó, xây dựng mới 10 điều, sửa đổi, bổ sung nội dung 55 điều, bỏ 03 điều. Cụ thể:

Chương I. Những quy định chung (gồm 06 điều: Từ Điều 1 đến Điều 6);

Chương II. Phòng ngừa mua bán người (gồm 15 điều: Từ Điều 7 đến Điều 21);

Chương III. Phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người (gồm 05 điều: Từ Điều 22 đến Điều 26);

Chương IV. Tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân (gồm 11 điều: Từ Điều 27 đến Điều 37);

Chương V. Hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (gồm 11 điều: Từ Điều 38 đến Điều 47);

Chương VI. Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan về phòng chống mua bán người (gồm 12 điều: Từ Điều 48 đến Điều 59);

Chương VII. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người (gồm 04 điều: Từ Điều 60 đến Điều 62);

Chương VIII. Điều khoản thi hành (gồm 03 điều: Điều 63 và Điều 65).

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay6,144
  • Tháng hiện tại129,783
  • Tổng lượt truy cập18,295,654
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây