Tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024

Thứ ba - 21/11/2023 15:02 2.585 0
Một số loại dịch bệnh trong nước đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2023 như bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP), Lở mồm long móng (LMLM), Cúm gia cầm (CGC), Viêm da nổi cục (VDNC), Tai xanh, Dại,….Nguyên nhân do tình trạng buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cầm, heo, trâu, bò tại nhiều địa phương chưa được kiểm soát tốt...
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024
Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong 10 tháng đầu năm 2023, ngành Thú y và các địa phương đã cơ bản kiểm soát tốt nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm và an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, góp phần thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.

Tuy nhiên, một số loại dịch bệnh trong nước đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2023 như bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP), Lở mồm long móng (LMLM), Cúm gia cầm (CGC), Viêm da nổi cục (VDNC), Tai xanh, Dại,….Nguyên nhân do tình trạng buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cầm, heo, trâu, bò tại nhiều địa phương chưa được kiểm soát tốt; nhiều địa phương chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh, chưa chú trọng đến phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, việc tiêm phòng các bệnh cho đàn vật nuôi đạt tỷ lệ rất thấp, không đáp ứng yêu cầu phòng bệnh; một số địa phương, doanh nghiệp và người dân chưa thực hiện nghiêm việc giám sát, phát hiện, báo cáo, xử lý dịch bệnh theo quy định, tình trạng bán chạy gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh đáng báo động; kết quả giám sát chủ động cho thấy một số loại mầm bệnh như DTLCP, LMLM, CGC, Dại… còn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao; nhiều địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí và các nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thời tiết biến đổi tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây ra dịch bệnh.

Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông. SỬ DỤNG VẮC XIN phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại, và nhiều bệnh khác chúng ta chưa thể lường trước được.

TIÊM PHÒNG là giải pháp rẻ nhất, hiệu quả nhất trong bảo vệ đàn vật nuôi, thế nhưng trên thực tế không phải hộ dân nào cũng nhận thức rõ và chấp hành nghiêm túc, hàng năm vẫn còn nhiều hộ gia đình né tránh, chưa chấp hành nghiêm túc việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm, đàn chó nuôi được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết, bị tiêu hủy do dịch và giảm rủi ro, chi phí tốn kém chữa bệnh khi bị chó dại cắn. Làm tốt công tác phòng dịch sẽ bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng.

Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình chăn nuôi, vì nếu xảy ra dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc-xin sẽ mang lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau.

 
Ngoài ra, cách để bảo vệ đàn vật nuôi hiệu quả hiện nay chính là chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là một hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi và cũng là định hướng phát triển chăn nuôi của ngành nông nghiệp.
 

Về chuồng trại và trang thiết bị: Địa điểm xây dựng chuồng trại: Cách xa nhà ở và khu dân c­ư, đối với các trang trại chăn nuôi thì khoảng cách tối thiểu là 500m, cách đư­ờng Quốc lộ 1.000m, cách chợ 3.000m. Chuồng nuôi gia súc, gia cầm phải thông thoáng tự nhiên, trên địa hình cao ráo, sạch sẽ. Xung quanh chuồng t­ường xây lửng 50cm, có l­ưới thép, có rèm che m­ưa, nắng, gió. Vư­ờn chăn thả nên có diện tích rộng, có bóng cây mát và xung quanh có rào kín. Nên sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để hạn chế bệnh tật và giảm ô nhiễm môi trường. Có các khu vực chăn nuôi riêng từng lứa tuổi gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan từ đàn này sang đàn khác. Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa. Các dụng cụ khác trong chuồng phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị, ... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

Về con giống: Con giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Gia súc, gia cầm đ­ưa vào trại phải khỏe mạnh, đư­ợc nhập từ cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh (có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ). Gia súc, gia cầm mới mua về trư­ớc khi nhập đàn phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 3 tuần .Con giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn đã công bố. Con giống phải được quản lý và sử dụng phù hợp theo quy định hiện hành. Tất cả gia súc, gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, cho uống thuốc phòng bệnh đúng lịch.

Về thức ăn, nước uống: Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các loại con giống. Yêu cầu thức ăn cho gia súc, gia cầm phải đủ dinh dư­ỡng phù hợp với từng giống, từng giai đoạn nuôi. Thức ăn phải đư­ợc bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không bị ẩm mốc, quá hạn sử dụng, nhiễm khuẩn, độc tố,...Không sử dụng thức ăn thừa của đàn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn đã bị dịch cho đàn mới. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn vật nuôi bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng. Nước dùng cho đàn vật nuôi uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Thành phần vô cơ (Asen, xianua, chì và thủy ngân), vi sinh vật (vi khuẩn hiếu khí và coliform tổng số) dưới mức cho phép.

Chăm sóc, nuôi dưỡng: Phải áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với các loại con giống và giai đoạn sinh trưởng phát triển.

Yêu cầu về vệ sinh thú y: Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 2 tuần/1 lần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên lợn 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng. Sau mỗi đợt nuôi phải thu gom chất độn chuồng đ­ưa vào hố ủ có vôi bột, khơi thông cống rãnh, cọ rửa nền chuồng, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, quét vôi t­ường, nền chuồng, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, vườn chăn thả và phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng, vư­ờn chăn thả trước khi nuôi mới. Ao hồ phải đ­ược vệ sinh thư­ờng xuyên, định kỳ tẩy uế. Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Thực hiện các quy định về tiêm phòng cho đàn theo quy định. Trong trường hợp có dịch, Khi có gia súc, gia cầm chết, chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y biết và để xử lý kịp thời. Không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi ra khu vực ao hồ xung quanh trại, không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh. Cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm khi có dịch. Thành lập chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn người, phương tiện ra vào khu có dịch. Bao vây, khống chế, tiêu hủy xác gia súc, gia cầm chết nghi mắc bệnh nguy hiểm bằng cách chôn, đốt theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh ổ dịch bằng vôi bột hoặc hóa chất. Tiêm phòng cho toàn bộ gia súc, gia cầm xung quanh vùng có dịch.

Áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa đàn mới đến. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày.

phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành của thú y. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.

 

Tác giả: BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập143
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay25,933
  • Tháng hiện tại63,738
  • Tổng lượt truy cập15,185,771
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây