Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hưởng ứng Ngày Quốc tế về Rừng năm 2024

Thứ bảy - 23/03/2024 09:58 42 0
Ngày Quốc tế về Rừng (21/3) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 28/11/2012 và được tổ chức đầu tiên vào năm 2013, từ đó đến nay, sự kiện này được duy trì thường niên với các chủ đề khác nhau theo từng năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hưởng ứng Ngày Quốc tế về Rừng năm 2024

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng có chủ đề “Rừng và Đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.

Nội dung của thông điệp nhằm nhấn mạnh sự đổi mới sáng tạo có thể giúp con người khôi phục, bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng một cách bền vững.

“Cuộc cách mạng về đổi mới sáng tạo đang giải mã những bí mật từ lâu của rừng và cho phép con người sử dụng cây theo những cách thức mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được. Các vật liệu có nguồn gốc từ rừng và cây cối đang được phát triển để thay thế bền vững cho vật liệu nhựa, vật liệu xây dựng, vải, thuốc và nhiều vật dụng hàng ngày khác. Đồng thời, công nghệ vệ tinh và máy bay không người lái đang phát triển nhanh chóng giúp chúng ta giám sát và quản lý các khu rừng, phát hiện và phòng chống cháy rừng cũng như bảo vệ hệ sinh thái”.

Ủy ban Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu trong nhiều thập kỷ qua đã xây dựng các khung phân tích và phương pháp nhằm xác định đúng và đủ tiềm năng và giá trị sử dụng của hệ sinh thái rừng, cụ thể như sau:

- Giá trị trực tiếp: Bao gồm giá trị của những nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được lấy ra từ rừng và sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, vật liệu gen;

- Giá trị gián tiếp: Là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì và điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, kiểm soát xói mòn, hấp thụ và lưu giữ các-bon, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học;

- Giá trị lựa chọn: Là những giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp, trong tương lai;

- Giá trị để lại: Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng;

- Giá trị tồn tại: Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hoá, lịch sử, thẩm mỹ, di sản, kế thừa,…

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ cho phép con người khai thác các giá trị từ tự nhiên một cách hiệu quả hơn, khôn khéo hơn để thay thế bền vững cho vật liệu nhựa, vật liệu xây dựng, vải, thuốc và nhiều giá trị khác. Điều này cũng phù hợp với quan điểm và định hướng của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong thời gian tới về việc đổi mới trong quan điểm, nhận thức và hành động, để phát huy và khai thác đa giá trị của rừng. Những nội dung này đã được cụ thể hoá tại Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/2/2024.

Thông điệp của ngày Quốc tế về Rừng năm nay cũng nhấn mạnh đến việc cần khôi phục, phát triển, bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng một cách bền vững – dựa vào các thành tựu của tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, như công nghệ vệ tinh, máy bay không người lái, công nghệ về sinh học, giống cây trồng, hay công nghệ về vật liệu,… 

 

Tác giả: Bộ NN&PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay10,317
  • Tháng hiện tại346,531
  • Tổng lượt truy cập15,044,647
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây